Như chúng ta đã biết chăm sóc giáo dục trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng không chỉ riêng của bậc học Mầm non. Nhưng để việc chăm sóc giáo dục trẻ đạt được kết quả tốt nhất thì phải có sự phối kết hợp với gia đình và cha mẹ trẻ, để cha mẹ trẻ ngày càng có nhận thức tiến bộ và đúng đắn về cách chăm sóc giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non.
Ngay từ đầu năm học Cán bộ quản lý Trường Mầm non Phú Thành A đã chỉ đạo tôi xây dựng kế hoạch phải cụ thể các biện pháp tuyên truyền đến cha mẹ trẻ về kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ.
Để thực hiện tốt công tác phối kết hợp với cha mẹ trẻ, ngay từ đầu năm học thông qua các buổi họp cha mẹ trẻ tôi đã thực hiện công tác tuyên truyền đến cha mẹ trẻ về nội dung chương trình học của bé, thống nhất một số biện pháp chăm sóc và dạy trẻ, giáo viên tạo nhóm zalo của riêng lớp, xây dựng và quay video các hoạt động giáo dục trẻ hàng ngày trên lớp, giáo viên cập nhật gửi thông tin hàng ngày cho cha mẹ trẻ để cha mẹ nắm bắt giáo dục thêm cho con khi ở nhà. (hình 1)
Trao đổi về nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ ở lớp học cũng như ở gia đình, tránh được những mâu thuẫn về cách chăm sóc giáo dục trẻ giữa gia đình và nhà trường.
Tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ phát triển tốt nhất qua việc hình thành thói quen và các phẩm chất ở trẻ qua các mặt phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một.
Tuyên truyền đến cha mẹ trẻ cách giáo dục trẻ gần gũi và thân thiện nhất trong cuộc sống hàng ngày của trẻ đó là giáo dục lễ giáo, nhiều trẻ có thói quen nói trống không, không đủ câu …đến lớp cháu không chủ động chào cô, không chủ động chào bố mẹ, nếu có nhắc thì cháu chỉ nói: ”Chào cô”. “Chào Ông”… không nghiêm túc …ngay từ thời gian đầu đến lớp các cô giáo rất quan tâm rèn và sửa cho cháu nói và chào đủ câu… nhưng chỉ ở trên lớp và trước mặt cô thì cháu lễ phép nhưng qua trò chuyện thì ông cháu cho biết ở nhà cháu vẫn nói trống không. Qua đó cho thấy nếu muốn tạo thói quen lễ phép cho trẻ thì cần phải có sự giáo dục uốn nắn của cả 2 phía gia đình và nhà trường. Nếu như chỉ có sự giáo dục ở trên lớp của cô mà không có sự uốn nắn và sửa sai thêm cho trẻ ở gia đình thì sự giáo dục đó sẽ có 2 mặt: trẻ không nhận thức được cần phải nói lễ phép vì trẻ thấy đến lớp nói trống không sẽ bị cô sửa sai và phê bình ngay nhưng về nhà trẻ thấy nói thoải mái thì không sao, chính vì vậy mà cần phải có sự thống nhất cách giáo dục giữa gia đình và nhà trường thì trẻ mới có nhận thức đúng đắn và có sự phát triển về nhân cách một cách toàn diện.
Vì thế, để giáo dục trẻ ngay từ những buổi đầu đến lớp tôi đã chủ động chào bố mẹ trẻ và trẻ, nhắc nhở trẻ chào bố mẹ, cô giáo, chiều về tôi nhắc trẻ chào cô giáo, chào bố mẹ và ông bà…nếu thấy trẻ tiến bộ tôi nêu gương và khen trẻ ngay tại lúc đó và trong các buổi nêu gương bé ngoan trước lớp.
Bên cạnh đó tôi còn sưu tầm các bài thơ, câu chuyện, bài hát trong chủ đề in ra gửi đến cha mẹ trẻ để dạy con ở nhà như: bài thơ ” Lời chào”. “cháu yêu bà qua giáo dục trẻ về thói quen lễ giáo ở mọi lúc, mọi nơi.
Qua công tác phối kết hợp với cha mẹ trẻ tôi thấy đạt được kết quả rất tốt, được các cha mẹ trẻ trong toàn trường ủng hộ vật chất và tinh thần. Những món quà đó tuy nhỏ nhưng chứa đựng được nhiều tình cảm thân thương của cô dành cho trẻ, trẻ rất thích thú yêu trường, yêu lớp, yêu cô và đi học đầy đủ.
Kết quả cho thấy sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường đã đạt hiệu quả cao: Các cháu mạnh dạn tự tin, các sản phẩm tô vẽ có tiến bộ hơn, các giờ học thì hăng hái tham gia phát biểu ý kiến và sôi nổi hơn…, cha mẹ thì quan tâm đến phong trào của lớp, ủng hộ cho lớp được rất nhiều đặc biệt là ngày công lao động để các cháu có môi trường học tập tốt hơn, giữa cô giáo và cha mẹ luôn có sự gần gũi, cởi mở.